TIN THỦY SẢN

Ảnh hưởng của mật độ thả đến sự nhiễm bệnh virus trên tôm

Tôm bị bệnh hội chứng đốm trắng. TRỊ THỦY Lược dịch

Một báo cáo mới đây đã tìm hiểu mối quan hệ giữa mật độ nuôi tôm và sự mẫn cảm với virus đốm trắng.

Hiện nay, nuôi tôm với mật độ cao theo hướng siêu thâm canh đang là một xu hướng được nhiều người quan tâm. Có nhiều quan điểm cho rằng khi nuôi tôm theo công hình thức thâm canh và siêu thâm canh, vấn đề mật độ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của tôm nuôi mà quan trọng là phải làm sao đảm bảo được chất lượng môi trường nước đủ tốt như khi nuôi với mật độ thấp.

Trong các hệ thống có mức độ vi sinh vật phân giải cao, tôm có khả năng sinh trưởng tốt ở mật độ khoảng từ 150 đến 350 con/m3. Có thể đạt được mức độ sản xuất siêu thâm canh, mật độ 300 con/m3 trở lên bằng cách chủ yếu dựa vào quá trình dị dưỡng và tự dưỡng hóa học. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh tật trong nuôi tôm đã được nhận định có tương quan thuận đối với mật độ thả mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nếu điều này liên quan đến sự gia tăng tính nhạy cảm của tôm đối với các mầm bệnh dựa trên điều kiện sinh lý kém hoặc khả năng đáp ứng miễn dịch thấp hơn.

Nghiên cứu mật độ thả và nguy cơ nhiễm virus đốm trắng trên tôm

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học người Mexico đã phân tích ảnh hưởng của mật độ thả đối với đáp ứng miễn dịch và trao đổi chất của tôm đối với nguy cơ phơi nhiễm virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. 

Tôm giai đoạn ấu niên đã được đưa đến hai mật độ thả (20 và 100 con/m2) trong 8 tuần. Các thông số chất lượng nước, tăng trưởng và tỷ lệ sống còn sẽ được thu thập đánh giá. Sau đó, một số cá thể tôm được lấy mẫu để xác định thành phần sinh hóa, nucleotides adenylic, arginine phosphate (Arg-P), tổng số hemocyte (THC) và cả thời gian đông máu để xác định tình trạng sức khỏe tôm. Các cá thể tôm khác sẽ được gây nhiễm nhân tạo với WSSV trong 24 giờ và sau đó phân tích cho các chỉ tiêu tương tự.


Nồng độ các hợp chất nitơ và photpho trong nước cao hơn đáng kể ở bể nuôi với mật độ tôm cao hơn. Tăng trưởng và tỷ lệ sống sót thấp hơn đáng kể lần lượt là 42% và 18% trong điều kiện mật độ cao. 

Ngược lại, khi gây nhiễm thực nghiệm đối với WSSV đã gây ra một số sự gián đoạn về chuyển hóa, bao gồm một lượng adenylic (AEC) cao trong gan tụy và hàm lượng Arg-P trong cơ cao hơn, hàm lượng chất béo trung tính trong hemolymph, gan tụy và cơ cũng như hàm lượng glucose, chất đạm, hemocyanin và cholesterol trong hemolymph. Những phản ứng này tương ứng với nhu cầu năng lượng gia tăng do tiếp xúc với virus ở cả hai nhóm tôm. Tuy nhiên, khi phân tích các chi tiêu thời gian đông máu, glucose, lactate và triglycerides lại có phần bất lợi ở nhóm tôm nuôi với mật độ cao so với nhóm tôm còn lại.

Trong điều kiện thả tôm với mật độ cao dường như không làm tăng tính nhạy cảm của tôm đối với WSSV vì không có sự khác biệt về mức độ nhiễm bệnh. Tuy nhiên các chỉ tiêu phản ứng miễn dịch lại có phần bất lợi ở nhóm tôm nuôi với mật độ cao. Các chỉ tiêu này cũng rất quan trọng do WSSV gây ra ở tôm xuất phát từ điều kiện mật độ cao, cho thấy tác động "căng thẳng kép" có thể ảnh hưởng đến tính dễ bị nhiễm bệnh.

Việc tiếp xúc với mật độ thả cao chưa phải là điều kiện đủ để tôm mắc bệnh. Và WSSV tồn tại trong môi trường nuôi với mật số thấp cũng chưa thể tạo ra dịch bệnh cho tôm. Tuy nhiên việc đồng thời hiện hữu của hai yếu tố trên làm cho tôm bị mẫn cảm rất cao mới mầm bệnh.

TRỊ THỦY Lược dịch