TIN THỦY SẢN

Công nghệ cao tạo đà cho “bước nhảy” của ngành thủy sản

Công nghệ cao tạo đà cho
Ứng dụng công nghệ quản lý trong nuôi trồng thủy sản rất cần thiết. Hình minh họa

Ngành thủy sản đã đến lúc ứng dụng công nghệ cao để giải quyết những vẫn đề tồn tại suốt nhiều nay.

Xu hướng phát triển

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 4/2017 ước đạt 295.000 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 865.000 tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Sản lượng thu hoạch cá tra 4 tháng đầu năm 2017 của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 335.300 tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ.

Diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước 3 tháng đầu năm ước đạt 535,6 ngàn ha, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt 68,3 ngàn tấn, tăng 14,14%

Mục tiêu đến 2025 giá trị xuất khẩu ngành tôm đạt 10 tỉ USD và cá tra đạt 3 tỉ USD.

Ngành nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển và mở rộng về mật độ cũng như diện tích, tuy nhiên hình thức canh tác chủ yếu là bán thâm canh và quảng canh do đó còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước và quản lý thủ công của con người do đó hiệu quả còn thấp.

Công nghệ cao tạo đà cho

Phía quản lý và quy hoạch nhà nước

Theo Thông tư quy định “Cơ sở nuôi cá tra phải được đánh số và đăng ký cơ sở nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.” và “Cơ sở nuôi cá tra phải ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi cá tra”. Nhưng việc áp dụng và triển khai chưa hiệu quả nên gây khó khăn thêm cho người chăn nuôi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt "Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020." Tổng kinh phí thực hiện là hơn 106 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương hơn 77 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương cùng doanh nghiệp.

Việc quy hoạch và quản lý vùng nuôi của nhà nước với mục tiêu ổn định xuất khẩu và phát triển bền vững thủy sản đã tiến hành nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đem lại kết quả cụ thể.

Phía người chăn nuôi

Dự báo dịch bệnh:

Nuôi trồng thủy sản cần phải quản lý chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa phù hợp, tuy nhiên nông dân vẫn chưa có công cụ để dự báo vào nắm bắt được tình hình dich bệnh của địa phương cho đến khi dịch bệnh đã bùng phát. Trong khi đó việc cấp và thải nước ra môi trường vẫn tiếp diễn làm lây lan dịch bệnh và gây thiệt hại lớn cho người nuôi cả khu vực.

Quản lý chất lượng nước:

Mặc dù có đo, có theo dõi hàng ngày nhưng tất cả chỉ là hôm nay, còn hôm qua thì nhớ trong đầu để so sánh. Thật quá phí phạm số liệu khi không lưu lại phân tích xu hướng, biến động của chất lượng nước trong ao nuôi để rút ra những kinh nghiệm lâu dài.

Quản lý chi phí:

Việc quản lý chi phí liên quan tới quá nhiều con số, đa số người nuôi gặp khó khăn với việc tính toán nên chỉ ghi lại một cách sơ sài đến khi kết thúc vụ nuôi mới vỡ lẽ. Ngay cả người nuôi giỏi tính toán cũng phải tốn nhiều thời gian và công sức để theo dõi được chi phí hàng ngày chứ chưa nói đến phân tích chúng.

Quản lý kho:

Đến các trạng trại lớn cũng khó mà quản lý kho tốt, vì nghề nuôi thủy sản ở nước ta rất phức tạp. Vì vậy mà phương châm quản lý kho của các trại là “hết hàng mua, hết date thì cố dùng cho hết” gây nhiều lãng phí.

Quản lý từ xa:

Cách quản lý từ xa phổ biến nhất là gọi điện báo cáo tình hình cho chủ trại hoặc kỹ thuật trưởng (Một cách khá mơ hồ mong lung). Cách khác công nghệ hơn đó là ghi nhật ký vào file Excel gửi cho quản lý mỗi ngày. Thế là mỗi ngày quản lý phải nhận hàng chục file, lâu dần lên hàng trăm file .Và mọi thứ phức tạp và rối dần lên nhưng excel thì không thể có những phân tích trực quan được cho nhà quản lý được.

Kỹ thuật nuôi:

Không phải ai cũng có kỹ thuật nuôi tốt, nhưng nhờ kỹ thuật chăm sóc thì chi phí cao và kỹ thuật cũng đâu đủ nhiều để đến chăm sóc ao nuôi. Nhờ chuyên gia từ xa thì mơ hồ như cách quản lý từ xa.

Thu hoạch:

Nuôi thành công là cả một quá trình nhưng “Được mùa mất giá” cứ mãi ám ảnh người nuôi.  Nguyên nhân: người nuôi chưa nắm được quy luật cung – cầu, khi thu hoạch với sản lượng lớn mà nhu cầu thị trường không nhiều dẫn đến việc ép giá làm nông dân thua lỗ.

Phía doanh nghiệp chế biến thủy sản

Đa số các doanh nghiệp chế biến phải kiêm thêm nghề nuôi, mặc dù họ biết rằng mình không làm tốt bằng người dân hay doanh nghiệp chuyên nuôi. Nhưng vì:Họ cần đảm bảo nguồn nguyên liệu để sản xuất và hợp đồng. Bởi nguồn nguyên liệu thiếu hụt sẽ làm nhà máy không thể hoạt động hoặc đẩy lên quá cao có thể dẫn đến thua lỗ.

Thương hiệu của họ phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào. Trong khi các nhà nhập khẩu luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho sản phẩm. Minh chứng là rất nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về, một số nước có tiêu chuẩn khắt khe họ kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu.

Doanh nghiệp thủy sản đang phải mua nguyên liệu qua trung gian khó mà kiểm soát được những trung gian này đã làm gì, bảo quản gì với nguyên liệu.

Phía người tiêu dùng:

Hiện tại họ chỉ có 2 lựa chọn là không ăn hoặc nhắm mắt mà ăn. Vì họ chẳng thể nào biết được những con tôm, con cá họ đang ăn được ai nuôi, nuôi như thế nào, ai vận chuyển bảo quản, ai chế biến… Trong lúc tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức “báo động đỏ” liên quan đến sử dụng kháng sinh, chất cấm, tạp chất…

Đã đến lúc thay đổi

Giải pháp Molafarm - Ứng dụng quản lý trại nuôi có thể giải quyết các vấn đề trên một cách hiệu quả với chi phí thấp và triển khai dễ dàng. Molafarm có thể gắn kết 4 bên một cách hoàn hảo, đưa ngành thủy sản Việt Nam lên tầm bền vững, chuyên nghiệp hơn.

Giảm rất nhiều chi phí cho quản lý và quy hoạch của nhà nước nhưng chắc chắc hiệu quả mang lại là rất cao.

Người chăn nuôi có được một công cụ hỗ trợ vô cùng hữu ích trong quản lý, kỹ thuật giúp giảm tối thiểu chi phí, rủi ro, nhân lực… nâng cao năng suất và đảm bảo đầu ra sản phẩm.

Nhà chế biến đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, đạt chuẩn tập trung cho sản xuất và xây dựng thương hiệu lâu dài. Giảm bớt khâu trung gian, giúp giảm chi phí và rủi ro.

Người tiêu dùng an tâm với sản phẩm được truy xuất nguồn gốc rõ ràng chi tiết từ ai sản xuất, ai nuôi, quy trình nuôi như thế nào… không còn cảnh đánh đồng tôm cá nuôi là không an toàn nữa.

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong nuôi tôm phải gắn liền với trình độ quản lý của con người, con người muốn quản lý tốt không thể thiếu công cụ hỗ trợ. Phần mềm quản lý trang trại được phát triển vì mục đích giúp con người nâng cao trình độ quản lý và đem lại hiệu quả cao cho trang trại nuôi trồng thủy sản. Đây được xem là cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Cuộc cách mạng gắn khoa học kỹ thuật với quản lý của con người.

Tham gia đăng ký dùng thử ứng dụng tại đây:

https://goo.gl/forms/iADI7n7tSHYG0tds1

Tepbac.com