Nuôi cá kết hợp sản xuất năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như ánh sáng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, địa nhiệt và chất thải nông nghiệp, chất thải đô thị có thể tái chế.
Hệ thống nuôi cá tiên tiến sử dụng nguồn nhiệt tạo ra từ các hầm Biogas sinh học.
Với sự nóng lên về vấn đề biến đổi khí hậu, cùng với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên hóa thạch như than đá, dầu mỏ đã thúc đẩy các chính phủ đầu tư vào phát triển nguồn năng lượng tái tạo để thay thế các nguồn năng lượng truyền thống như nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân.
Tất cả các dạng năng lượng đều đắt tiền, nhưng theo thời gian thì năng lượng tái tạo đang trở nên rẻ hơn, trong khi các loại nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và trở nên đắt đỏ. Nhà nghiên cứu Al Gore đã đưa ra 3 lý do chính để giải thích việc công nghệ năng lượng tái tạo đang giảm giá:
- Đầu tiên, một khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất năng lượng tái tạo thì nhiên liệu được cho là miễn phí mãi mãi. Điều này bao gồm cả nguồn nguyên liệu từ chất thải công nghiệp và đô thị. Không giống như các loại nhiên liệu có nguồn gốc từ carbon, năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt cung cấp nhiên liệu một cách vô tận và miễn phí với sự phân bố khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất.
- Thứ hai, sự đổi mới và cải thiện không ngừng giúp nâng cao hiệu quả chi phí và giảm chi phí sử dụng.
- Thứ ba, một khi thế giới có một cam kết rõ ràng trong việc chuyển hướng sang năng lượng tái tạo thì với sự gia tăng khối lượng sản xuất sẽ giảm chi phí đầu vào của trang thiết bị. Trong khi đó, ngày càng có nhiều chương trình nghiên cứu và đầu tư phát triển năng lượng tái tạo sẽ dẫn đến việc chi phí sản xuất sẽ giảm đi từng ngày.
Hầu hết các dự án năng lượng tái tạo đều có quy mô lớn, tuy nhiên vẫn có những dự án năng lượng tái tạo quy mô nhỏ thích hợp ở các vùng dân cư, vùng sâu vùng xa, nơi mà việc có năng lượng thường xuyên và rất quan trọng để phát triển sản xuất và con người.
Sản xuất cá kết hợp với năng lượng tái tạo có nguồn gốc từ thực vật, kết hợp với biện pháp canh tác chuyên sâu (trong nhà kính, ở vùng có khí hậu lạnh) dựa trên:
- Các nguồn năng lượng tái tạo cho phép cung cấp điện và nhiệt để sản xuất cá quanh năm dưới bất kỳ điều kiện khí hậu nào (trong hệ thống khép kín).
- Chất thải từ các ao nuôi cá, từ các nhà máy chế biên cá cung cấp nguyên liệu có thể chuyển đổi sang dạng phân bón sinh học dạng lỏng để sản sản xuất rau trong nhà kính hoặc sản xuất dầu diesel sinh học.
- Lượng khí CO2 được thải ra từ các trang trại nuôi cá có thể được chuyển vào hệ thống nhà kính để giúp cây trồng quang hợp ở một nhiệt độ tối ưu.
Ứng dụng nuôi cá trong sản xuất nhiên liệu sinh học
Sản xuất cá kết hợp với tưới trồng cây nhiên liệu sinh học:
Mía và bắp được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học
Sử dụng các trại cá APT và công nghệ thủy lợi (IFFI) dùng nước để thực hiện sản xuất cá và tưới cho cây sản xuất nhiên liệu sinh học như cây mía và bắp. Các chất thải trong ao cá và trong quá trình chế biến cá được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học hoặc làm phân bón cho cây. Ethanol sinh học là một loại rượu được làm bằng cách len men tinh bột và đường từ những cây trồng.
Sản xuất cá kết hợp với hệ thống hồ chứa thủy điện:
Mô hình đặt các lồng nuôi cá gần hồ chứa thủy điện tại Nigeria
Tiến hành đặt các lồng nuôi trong các hồ chứa ở đập thủy điện để tăng thu nhập và việc làm, sản xuất được sản lượng các bền vững.
Sản xuất cá kết hợp sản xuất dầu diesel sinh học:
Dầu diesel sinh học được sản xuất từ các loại dầu thực vật hoặc có nguồn gốc từ mỡ cá tái chế. Dầu diesel sinh học có thể được dùng làm nhiên liệu cho động cơ xe ở dạng tinh khiết. Nhưng nó thường được sử dụng để làm phụ gia trong dầu diesel để giảm mức độ hạt bụi, khí carbon monoxide và hydrocarbon từ xe chạy bằng diesel. Dầu diesel sinh học là nguyên liệu phổ biến ở các nước châu Âu.