Cá tra: Doanh nghiệp không thu, thương lái Trung Quốc tranh thủ ép giá

Giá cá tra hiện nay không phải do doanh nghiệp đưa ra mà do những nhà máy Trung Quốc quyết định. Người dân bị ép giá và sợ rủi ro nên chấp nhận bán giá thấp lấy tiền ngay.

cá tra
Cá tra đang xuống giá thê thảm.

Trong 2 năm 2017 và 2018, con cá tra Việt Nam được xem như đã trở lại thời kỳ hoàng kim của nó; đặc biệt là năm 2018 giá cá tra đạt ngưỡng kỷ lục. Tuy nhiên, bước sang năm 2019, giá cá tra bắt đầu lao dốc, đến giữa năm nay, giá cá nguyên liệu đã tụt tận đáy, chỉ từ 19.000 – 20.000 đồng/kg; Đây cũng là thời điểm giá cá tra thấp kỷ lục trong 10 năm qua.

Theo các hộ dân nuôi cá tra thương phẩm tại một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, từ đầu năm đến nay, giá cá tra liên tục giảm, từ 35.000 đồng/kg nay chỉ còn 19.000 đồng/kg. Với giá bán như vậy, người nuôi lỗ khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg.

Tại tỉnh An Giang, một trong những địa phương đứng đầu về xuất khẩu cá tra, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hầu như không thu mua cá của nông dân, mà chỉ chế biến cá của doanh nghiệp mình nuôi. Bên cạnh đó, người nuôi cá còn phải đối mặt với tình trạng nguồn cá giống không đảm bảo chất lượng; cá bị bệnh, tỷ lệ sống thấp, chi phí cao, nên người nuôi cá bị lỗ kép. 

Ông Cao Lương Tri, nông dân nuôi cá tra ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, là người từng "thăng trầm" với con cá tra hàng chục năm nay cho biết, trong năm qua, doanh nghiệp trong nước không thu mua cá cho người dân, chỉ có một số nhà máy do người Trung Quốc thuê lại để chế biến, rồi đi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. 

“Giá cá hiện nay không phải do doanh nghiệp đưa ra mà do những nhà máy Trung Quốc quyết định. Người dân bị ép giá và sợ rủi ro nên chấp nhận bán giá 19.000 đồng/kg để lấy tiền luôn. Cùng đó, giá cá giống cũng giảm rất thấp rẻ hơn cá thịt, chỉ còn có 15.000 – 17.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn thả nuôi, tỷ lệ cá thả nuôi sống ít, hao hụt chết tới 40% nên đề án cải tạo cá tra giống thực tế đến nay chưa có hiệu quả”, ông Tri cho biết.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cá tra giảm mạnh so với năm 2018, nhất là một số thị trường xuất khẩu lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Colombia vẫn tăng trưởng âm ở những tháng cuối năm, hiện nay thị trường xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn; Đặc biệt là 2 thị trường truyền thống là Mỹ, châu Âu giảm mạnh.

Tính đến hết tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,64 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ 2018; Trong đó, thị trường Mỹ chỉ đạt 232,9 triệu USD, giảm 45,8%; Brazil đạt 47,2 triệu USD, giảm 29,6%; Colombia đạt 39,2 triệu USD, giảm 23,2%. Còn các thị trường lớn và tiềm năng như ASEAN, Mexico và Nhật Bản tăng mạnh ở hai quý đầu năm, nhưng chững lại hoặc tăng trưởng chậm trong hai quý còn lại. Theo dự báo, đến hết năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam giảm khoảng 15% so với năm ngoái.

Ông Ngô Quang Trưởng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông cho biết, năm 2018, Công ty của ông xuất khẩu sang thị trường Mỹ với giá gần 5 USD/kg, nhưng năm nay chỉ còn hơn 3 USD/kg. Nguyên nhân là do ngành quá đề cao về doanh thu xuất khẩu và sản lượng nuôi trồng, chưa quan tâm đến chất lượng và giá trị xuất khẩu, nên kim ngạch không thể cao. Đặc biệt, có nhiều nông dân nuôi cá không nằm trong chuỗi liên kết nhưng vẫn ồ ạt mở rộng diện tích nuôi, làm mất cung cầu, ảnh hướng lớn đến giá cá tra.

“Nhiều thành phần không tham gia chuỗi đã tự động, tự phát nuôi cá tra mà không biết bán cho ai. Doanh nghiệp thấy giá thị trường xuống cũng về bắt cá mình nuôi mà bỏ qua những người dân nuôi không gắn kết nên người họ hoang mang không có chỗ bán, họ tự giảm giá. Từ đó có rất nhiều người Trung Quốc sang mua cá của những hộ dân này và thuê nhà máy làm để chuyển về Trung Quốc, làm cho giá cá sụt thê thảm. Khi người dân bán cá giá thấp, thị trường quốc tế nhìn vào giá thấp này sẽ ép giá các doanh nghiệp lớn”, ông Trưởng chia sẻ.

Còn theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội VASEP, nguyên nhân giá cá giảm, xuất khẩu giảm là do những rào cản kỹ thuật của một số nước làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra. Mặt khác, do cuối năm 2017 và năm 2018, giá cá tra tăng đột biến, nên diện tích nuôi ở các địa phương liên tục tăng; mặc dù những tháng cuối năm 2019 diện tích nuôi có giảm nhưng không đáng kể... Tính trong 6 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL đạt hơn 3.900 ha, tăng 8,9% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Chia sẻ về hướng phát triển ngành hàng cá tra thời gian tới, ông Trương Đình Hòe cho biết, ngoài việc cân đối cung cầu, cần tập trung vào phát triển thị trường Trung Quốc, xuất khẩu có kiểm soát, duy trì ở mức hợp lý để không phụ thuộc; đồng thời mở rộng thị trường Ấn Độ, đây là thị trường tiềm năng với quy mô dân cư lớn, nhu cầu tiêu thụ cao; Giải quyết vấn đề khủng hoảng truyền thông tại thị trường châu Âu, nâng cao hình ảnh sản phẩm cá tra tại thị trường này. 

“Đối với thị trường Mỹ, khi quốc gia này công nhận cá tra Việt Nam tương đương với cá da trơn, thời gian tới các doanh nghiệp khác tiếp tục đăng ký để được gia nhập vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc, đảm bảo điều phối, điều tiết vấn đề này một cách hợp lý nhất là khi xuất khẩu thực sự vào thị trường Mỹ. Nếu cân đối lại nguồn cung cũng như cầu của thị trường, cá tra sẽ có cơ hội xuất khẩu tốt hơn trong năm 2010”, ông Hòe lưu ý.

Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, việc Mỹ công nhận hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang nước này là động lực quan trọng để thúc đẩy ngành cá tra phát triển bền vững trong thời gian tới. Đây cũng là 1 trong những yêu cầu khắt khe nhất, giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ Mỹ mà còn các thị trường khác.

Ông Tiến cho rằng, để ngành cá tra phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới, cần phải cân đối cung, cầu phải kiểm soát quy hoạch vùng nuôi; Quản lý chặt chẽ hơn về con giống, vì giống không chỉ tác động đến cung cầu mà còn liên quan đến chất lượng sản phẩm, liên quan đến hệ số thức ăn, dịch bệnh…

“Để xuất khẩu tốt cá tra sang các thị trường, kể cả thị trường Trung Quốc, Việt Nam phải có 2 tiêu chí bắt buộc quan trọng đó là: Truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Hiện nay, giống cá tra chất lượng cao còn đang có rất nhiều hạn chế. Viện nghiên cứu thủy sản 2 cần liên kết với các doanh nghiệp để đưa được nguồn giống cá tra III cấp với II kháng bệnh. Bộ cũng đề nghị với Chính phủ có cơ chế khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nói chung và vào thủy sản nói riêng, trong đó cá tra cần có những ưu đãi đặc biệt hơn”, ông Tiến cho biết.

VOV - ĐBSCL
Đăng ngày 25/12/2019
Phan Ánh
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 22:30 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 22:30 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:30 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 22:30 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:30 29/03/2024