"Đau đầu" nhất là tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Dù đã rất nhiều nỗ lực, nhưng việc gỡ ’thẻ vàng’ IUU của các tỉnh Nam Trung bộ vẫn gặp khó trong việc ngăn chặn tàu cá đánh bắt xâm phạm vùng biển nước ngoài.

Tàu cá
Ngành chức năng Bình Định kiểm tra hoạt động tàu cá của ngư dân trên biển. Ảnh: V.Đ.T

Những vướng mắc cần tháo gỡ

Bình Định là địa phương được đánh giá có nhiều nỗ lực trong chống vi phạm khai thác IUU, thế nhưng đến nay tỉnh này vẫn còn xảy ra trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ; hệ thống giám sát tàu cá, thiết bị VMS hoạt động chưa ổn định, thông suốt, nhiều tàu cá bị mất kết nối, bị gián đoạn, vượt ranh giới bị cảnh báo; việc điều tra, xử lý tàu cá khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài chưa kịp thời, chưa đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật.

Cụ thể đầu năm 2022 đến nay, có 10 tàu cá của ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; tình trạng tàu cá mất liên lạc trên biển ngày càng nhiều thêm…

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, trong năm 2021, chỉ từ tháng 2 đến tháng 5 mà tỉnh này đã có đến 16 tàu với 97 thuyền viên đánh bắt vi phạm IUU bị nước ngoài bắt giữ; trong đó, huyện Phù Cát có 14 tàu/85 thuyền viên, huyện Phù Mỹ có 2 tàu/12 thuyền viên. 9 tháng đầu năm 2022 Bình Định tiếp tục có 7 tàu vi phạm.

Tính lũy kế từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành 36 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền gần 23,5 tỷ đồng và tịch thu sung công quỹ 2 tàu cá. Hiện nay, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bình Định đang lưu giữ 29 hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt là 900 triệu đồng/trường hợp.

"Bình Định còn tồn đọng nhiều trường hợp chưa thi hành quyết định xử phạt đánh bắt xâm phạm vùng biển nước ngoài là do hầu hết chủ tàu vi phạm bị nước ngoài bắt giữ mất luôn phương tiện đánh bắt, tài sản trong nhà không đủ nộp phạt, hoàn cảnh hiện tại rất khó khăn nên không thể tổ chức cưỡng chế theo quy định.

Hiện nay, các địa phương đang tiến hành xác minh nguồn kinh tế, tài sản phục vụ cho việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ tàu cá cố tình không chịu nộp tiền phạt”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho hay.

Trong công tác chống khai thác hải sản vi phạm IUU ở Quảng Nam cũng còn gặp nhiều vướng mắc. Theo ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam, đối với việc thực hiện quy định ghi, nộp sổ nhật ký khai thác thủy sản, mặc dù Sở NN-PTNT đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định về ghi, nộp sổ nhật ký khai thác thủy sản, hướng dẫn ngư dân, thuyền trưởng cách ghi chép các biểu mẫu sổ nhật ký khai thác, nhưng nhận thức một bộ phận ngư dân còn hạn chế, nhiều thuyền trưởng thực hiện ghi chép Sổ nhật ký còn sơ sài, nặng tính đối phó.

Tàu cáNgành chức năng Bình Định lập biên bản vi phạm của tàu cá vi phạm ngay trên biển. Ảnh: V.Đ.T

Cũng theo ông Toàn, bên cạnh những vấn đề nói trên thì với những khó khăn nhất định về ngư trường, nguồn lợi, nhiều chủ tàu cá vì sản lượng khai thác, áp lực về lợi nhuận, doanh thu,… đã cố tình vi phạm các quy định về vùng biển được phép khai thác như tàu cá cấp phép vùng khơi nhưng lại khai thác vùng lộng, vùng bờ hoặc có thể sang vùng biển thuộc chủ quyền các nước khác trong khu vực để khai thác thủy sản.

Cần đầu mối quản lý chung

Về vấn nạn tàu cá đánh bắt xâm phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, trong năm qua tỉnh Quảng Ngãi không xảy ra trường hợp nào. Tuy nhiên, có 2 trường hợp/2 tàu cá với 10 ngư dân của thị xã Đức Phổ bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ khi đang hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, xác minh.

Tàu cáTàu cá Khánh Hòa cập bờ bán sản phẩm. Ảnh: K.S

Về những khó khăn, tồn tại, ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng trong năm 2022, tình hình ngư dân và tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản bất hợp pháp tuy được kiểm soát, ngăn chặn nhưng chưa triệt để.

Thêm nữa, tỷ lệ tàu cá đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình vẫn còn thấp; công tác phát hiện, xử lý tàu vi phạm còn thấp, hành vi tàu cá vượt ranh giới, mất kết nối phát hiện qua hệ thống giám sát nhiều nhưng công tác xử lý còn hạn chế.

Ngoài ra, một số thuyền trưởng chưa tuân thủ quy định về cập cảng chỉ định để lên cá và ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản; sản lượng thủy sản được giám sát qua cảng chưa nghiêm cẩn.

Theo ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh này đã nhiều lần kiến nghị với Bộ NN-PTNT về việc cần 1 đầu mối trung tâm để quản lý tất cả vấn đề, tránh trường hợp các chủ tàu thấy địa phương này làm quyết liệt, làm khó lại chuyển qua địa phương khác, chuyển từ cảng này qua cảng khác. Do đó, Quảng Ngãi đề nghị Tổng cục Thủy sản làm đầu mối để giám sát chung nhằm quản lý chặt chẽ hơn.

"Cũng như nhiều địa phương khác, khó khăn của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay chính là hạ tầng cảng cá. Với đội tàu lớn, trên 3.300 chiếc nhưng năng lực tiếp nhận tàu về cảng của tỉnh chỉ đạt được 30% nên rất khó cho các tàu quay về cảng của địa phương.

Ngoài ra, tình trạng bồi lấp luồng lạch ra vào cảng thời gian qua cũng thường xuyên xảy ra. Do đó, ngoài địa phương thì Trung ương cũng nên quan tâm vấn đề này để hỗ trợ cho các địa phương có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là những tỉnh có đội tàu lớn như Quảng Ngãi”, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị.

Cảng cáKhánh Hòa đang có nhiều khó khăn trong công tác chống khai thác vi phạm IUU, nhất là về cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. Ảnh: K.S

Tương tự, Khánh Hòa cũng đang có nhiều khó khăn, tồn tại trong công tác chống khai thác vi phạm IUU, nhất là về cơ sở hạ tầng; các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão phục vụ cho phát triển nghề cá của tỉnh chưa được đầu tư, nâng cấp tương xứng.

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, toàn tỉnh này hiện còn 9 tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định, nhiều tàu cá trên địa bàn tỉnh ngừng kết nối dịch vụ VMS nên công tác quản lý đội tàu rất khó khăn. 

Thêm vào đó, nguồn lực cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ gồm nhân lực, kinh phí còn hạn chế. Các Trạm Thuỷ sản trực thuộc Chi cục Thủy sản đóng tại các địa phương đang thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ sản tại địa bàn; Trưởng các Trạm Thuỷ sản và Trưởng Văn phòng đại điện, thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các địa phương như Đá Bạc, Vĩnh Lương, Đại Lãnh đang phải kiêm nhiệm.

Tuy nhiên do không đủ chỉ tiêu biên chế công chức vì vậy phải bố trí viên chức nên dẫn tới khó khăn trong công tác thực hiện nhiệm vụ. Vùng giáp ranh, chồng lấn trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực chưa được phân định dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý tàu cá trên biển của địa phương.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 23/03/2023
Kim Sơ - Lê Khánh
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:07 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:07 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 13:07 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 13:07 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 13:07 24/04/2024