"Nhảy" theo con tôm - Bài 1: Mạnh ai nấy đào

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường. Trong khi đó, sự buông lỏng quản lý, thậm chí bất lực của chính quyền cơ sở và chậm chạp vào cuộc của ngành chức năng đã dẫn đến hệ lụy tôm “nhảy” tự do, vượt tầm kiểm soát.

con tom
Ngoài vùng cát ven biển, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng còn lấn sang các vùng triều trên sông Trường Giang. Ảnh: HỮU PHÚC

BÀI 1: MẠNH AI NẤY ĐÀO

Nhiều ngày qua, bất kể đêm hay ngày, người dân ven biển có thể sử dụng các phương tiện thô sơ đến máy móc hiện đại bới tung lòng đất để đào ao nuôi tôm.

Như nấm sau mưa…

Trời mưa xối xả nhưng người dân các thôn Hà Quang, Lộc Đông, Phước Lộc, Long Thạnh, Bình Phú thuộc xã Tam Tiến (Núi Thành) vẫn hối hả đào, đắp bờ ao nuôi như chạy đua với thời gian. Dọc theo đường Thanh niên ven biển qua địa bàn này, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đã hình thành từ mấy năm nay, nhưng thời gian gần đây phát triển rất rầm rộ. Chung quanh nhà ở một số khu vực của người dân thôn Hà Quang bây giờ là chằng chịt ao tôm tựa như ô vuông bàn cờ. Kề bên các ao đang nuôi thả là hiện trạng đất vườn, đất ở đang bị cày xới ngổn ngang. Theo quan sát của chúng tôi, ngoài 2 chiếc xe múc, xe ủi hì hục ngoạm sâu lòng đất, đa số người dân ven biển ở xã Tam Tiến đều đào ao thủ công. Nhiều thanh niên, phụ nữ trong lúc nghỉ ngơi mùa biển động được huy động làm công cho các chủ hồ tôm.

Sau hơn 10 ngày từ khi có “lệnh” của UBND tỉnh về xử lý vi phạm trong nuôi tôm lót bạt trên vùng cát ven biển, chúng tôi trở lại xã Tam Tiến, bất ngờ chứng kiến “cơn sốt” mang tên tôm thẻ chân trắng nơi đây. Khác hẳn với vùng nuôi diện tích lớn ở xã lân cận như Tam Hòa (Núi Thành), các xã Bình Hải, Bình Nam (Thăng Bình), ở xã Tam Tiến, ao nuôi nhỏ hẹp, diện tích phổ biến ao chỉ hơn 300m2. Nhiều người dân đang đào ao trong vườn tại thôn Hà Quang, Lộc Đông (xã Tam Tiến) cho biết, phần lớn đất ở, đất vườn trải dọc theo đường Thanh niên ven biển của họ đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Họ còn nói rằng, đất thuộc quyền quản lý của mình nên sử dụng như thế nào là quyền của họ, chính quyền không thể ngăn chặn được(!).

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Quảng Nam, sau thời gian ngắn, tại Tam Tiến đã mọc lên cả trăm ao nuôi mới nằm trong vườn tược của người dân, hoặc có nơi người dân tự “thỏa thuận ngầm” với chính quyền rồi đầu tư. Đất chật người nuôi đông nên các vùng triều sông Trường Giang cũng tận dụng biến thành ao nuôi tôm lót bạt. Chính quyền xã Tam Tiến xác nhận, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rầm rộ theo kiểu mạnh ai nấy đào, vượt tầm kiểm soát của địa phương. Ngạc nhiên là người dân chặt cây đào ao nuôi tôm công khai giữa thanh thiên bạch nhật, trong khi địa phương rất khó xử lý cưỡng chế. Tại các xã Bình Hải, Bình Nam (Thăng Bình) - nơi được Nhà nước quy hoạch vùng nuôi tạm, nhưng tình trạng lén lút đào mới ao nuôi cũng tái diễn phức tạp. Ông Nguyễn Văn Hương – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình nói, vì công tác cưỡng chế ao tôm rất khó nên tình hình xảy ra rất “nóng”. Diện tích đào mới phát sinh tại các vườn nhà của người dân ven biển của hai xã Bình Nam, Bình Hải gần đây khoảng 1ha. Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT, đến nay huyện Thăng Bình đã có hơn 104ha nuôi tôm, trong khi diện tích được phép nuôi tạm chỉ 70,5ha.

Nhà đầu tư hưởng lợi

Theo điều tra của chúng tôi, hiện nay một số đối tượng ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định còn đến thuê đất vườn người dân, hoặc tự thỏa thuận với địa phương đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thăng Bình. Họ núp dưới danh nghĩa là những người hùn vốn làm ăn, hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi, bán thức ăn cho tôm. Ông Nguyễn Văn Thọ, một người nuôi tôm có thâm niên tại thôn Phước An 1 (xã Bình Hải) cho biết: “Đối tượng thả nuôi tôm là nông hộ địa phương, người dân từ khắp nơi tìm về. Một số doanh nghiệp lớn cũng thả nuôi bằng cách đầu tư cho người dân sở tại”. Năm vừa qua, ông Thọ thả nuôi 3,5ha, lãi 3 tỷ đồng, trong khi đó các nhà đầu tư đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thu được hơn 10 tỷ đồng chỉ sau một năm thuê đất thả nuôi.

Người dân thôn Hà Quang, xã Tam Tiến gánh bao tải đựng cát đắp bờ ao. Ảnh: HỮU PHÚC

Tại xã Bình Hải ra đời một số công ty chuyên cung cấp con giống, thức ăn, thú y thủy sản nuôi tôm thẻ chân trắng cho người dân. Các công ty này đã bỏ vốn lớn đầu tư từ lúc thả nuôi đến thu hoạch nên hưởng lợi nhiều, còn vài nông hộ đứng tên chỉ được chia phần trách nhiệm nuôi “gia công” theo đơn hàng. Nhiều năm nay, rất ít nông dân bản địa có đủ vốn để đầu tư thả nuôi bài bản, quy mô nên có tình trạng họ phải làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Mặt khác, vì biết chủ trương của tỉnh chỉ cho phép nuôi tôm tạm nên khi thuê đất, nông dân lẫn người từ nơi khác đến đều nuôi theo kiểu “cuốn chiếu”, được vụ nào hay vụ đó chứ không hề chú trọng đến khâu bảo vệ môi trường. Nhiều diện tích nuôi tôm trái phép trên địa bàn huyện Núi Thành được xác định là do đầu tư  từ bên ngoài.

Phá vỡ hiện trạng

Năm 2009, trước nhu cầu nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân, UBND tỉnh quyết định quy hoạch tạm thời vùng nuôi với diện tích 131ha. Đến nay đã hết hiệu lực thời gian quy hoạch tạm nên tỉnh tiếp tục gia hạn. Nghịch lý ở chỗ, người dân lại muốn nuôi trồng tự phát, đầu tư trên mảnh đất của mình chứ không muốn vào vùng quy hoạch. Ông Nguyễn Xuân Luận – Phó Chủ tịch UBND xã Tam Tiến cho biết: “Toàn bộ cây chắn gió chặt bỏ để đào ao nuôi không thuộc rừng phòng hộ. Khi phát hiện dân địa phương chặt cây, mình đến yêu cầu họ không được phép đào ao, họ chỉ hứa suông thôi chứ mục đích là nuôi tôm”. Theo ông Luận, trên địa bàn, bình quân mỗi hộ chỉ đầu tư ao nuôi khoảng 300 - 500m2, tập trung chủ yếu vào đất vườn, thổ cư. Nguồn gốc của hầu hết đất đã nuôi tôm, hoặc đang đào mới ở ven biển được Nhà nước cấp với mục đích sử dụng đất ở, đất vườn, đất trồng cây lâu năm chứ không có bất cứ trường hợp nào cấp nuôi trồng thủy sản. Thống kê cả xã có 225 hộ nuôi gần 20ha tôm thẻ chân trắng. Các trường hợp đến lập biên bản xử lý hành chính đều rơi vào hành vi tự ý chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất. “Gần đây, người dân đem bìa đỏ vay vốn ngân hàng, vay trong nhân dân mở rộng đầu tư lớn, lại diễn ra trong thời gian rất nhanh nên chính quyền trở tay không kịp” – ông Luận nói.

Tương tự, phần lớn diện tích nuôi tôm ngoài quy hoạch ở vùng đông Thăng Bình đều sử dụng sai mục đích đất. Bên cạnh lấy đất lâm nghiệp, đất ở lâu dài mở rộng sản xuất, nuôi trồng thủy sản, người dân còn tự ý lấn chiếm đất công, đất trồng rừng phòng hộ ven biển…

Chủ tịch UBND xã Tam Tiến - ông Nguyễn Giúp xác nhận, dù có huy động bằng cách nào thì người dân Tam Tiến cũng không đủ vốn để đầu tư nuôi tôm bằng hình thức lót bạt trên diện tích lớn. Các đại lý kinh doanh thức ăn, các công ty bán tôm giống đã bỏ vốn đầu tư nuôi tôm thông qua người dân bản địa.

------------

Bài 2: Địa phương lúng túng

baoquangnam.com.vn, 05/12/2013
Đăng ngày 06/12/2013
HỮU PHÚC - QUANG VIỆT
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:27 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 02:27 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 02:27 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 02:27 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 02:27 02/12/2024
Some text some message..