Rạm đồng
Phân loại
Đặc điểm
Con rạm nhỏ hơn con cua đồng, vỏ cứng, mình dẹt. Rạm có nhiều gạch, thịt ngọt và béo. Rạm hay đam hay rạm đồng (Varunidae) là một họ cua bao gồm các loài cua Loài cua nhỏ, mình mỏng, bụng vàng, chân có lông, ở đồng lầy nước mặn hay các đồng ruộng.
Rạm cùng loài với cua nhưng rạm nhỏ hơn cua đồng với lớp vỏ cứng, mình dẹt, dẹp hơn cua đồng, trong nắp chúng có nhiều gạch, thịt ngọt và béo. Về ngoài, rạm đồng trông gần giống con cua đồng nhưng lớn hơn, đôi càng và các chân to khỏe hơn.
Phân bố
Ở nước ta, con rạm có mặt ở khắp các vùng miền từ Bắc tới Nam. Tháng 3 âm lịch và tháng 10 là rạm vào mùa. Lúc này, rạm mới thơm ngon và chắc thịt nhất.
Tập tính
Con rạm thích ở đồng trũng nên chúng thường đào hang dọc theo các bờ ruộng. Khi tới mùa sinh sản, rạm kết đôi và kết thành bè, kéo nhau ra cửa sông.
Rạm là loài giáp xác đặc trưng của vùng nước lợ. Khu vực sinh sống của rạm là vùng nước lợ, gần các cửa sông, cửa lạch. Rạm thích ở đồng trũng, thường đào hang dọc theo các bờ ruộng. Hang rạm đào không sâu bằng hang cua, chỉ vừa lút vài ba ngón tay, vào mùa mưa bão, nước tràn vào hang, rạm bị động bơi ra rất nhiều. Rạm có tính tình hiền hơn cua đồng, chúng cũng không hung hăng như cua đồng, người ta dùng tay lựa mà không sợ bị kẹp.
Sinh sản
Rạm đồng thường ra các khu rừng sú vẹt để sinh đẻ. Đến khi những chú rạm con to bằng đầu que diêm (dân gian gọi là con cốm) thì cốm lại vào đồng, tìm ruộng vừa gặt còn nguyên gốc rạ để chui vào ống rạ sống. Cứ đến mùa sinh sản, nhất là khoảng ngày rằm, mồng một tháng 4, tháng 5 âm lịch, rạm cặp đôi, kết thành bè, kéo nhau ra cửa sông.
Hiện trạng
Ở Việt Nam đã có nhiều mô hình nuôi rạm thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tài liệu tham khảo
1. https://www.crabdatabase.info/en/crabs/brachyura/eubrachyura/thoracotremata/grapsoidea/varunidae-1258
2. http://ydvn.net/contents/view/25454.ram-dong-varunidae.html
3. http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=439140