Cua đỏ đảo Giáng Sinh

: Christmas Island red crab
: Gecarcoidea natalis Pocock, 1888
:
Phân loại
Gecarcoidea natalisPocock, 1888
Ảnh Cua đỏ đảo Giáng Sinh
Đặc điểm sinh học

Cua đỏ đảo Giáng Sinh ( Gecarcoidea natalis ) là một loài cua đất nổi tiếng với sự di cư hàng loạt hàng năm ra biển để đẻ trứng. Cua đỏ là loài cua lớn, mai cua có chiều rộng là 4,6 inch được phủ kín phần mang. Hai càng có kích thước bằng nhau nhưng khi càng bị gãy thì có khả năng mọc lại. 

Cua đực trưởng thành có phần bụng hẹp, xu hướng lớn hơn con cái và có càng to hơn. Chúng thường có màu đỏ tươi nhưng đôi khi có lại màu cam hoặc tím.

Phân bố

Cua đỏ là loài đặc hữu của đảo Giáng Sinh (Australia) và quần đảo Cocos (Keeling) tại Ấn Độ Dương.

Cua đỏ đảo Giáng Sinh di chuyển ra biển để sinh sản
Cua đỏ đảo Giáng Sinh di chuyển ra biển để sinh sản. Ảnh: Kirsty Faulkner.

Cứ vào mùa mưa hằng năm (tháng 10-12), cua đỏ bắt dầu di cư ra biển với số lượng lớn để sinh sản. Chúng phải vượt qua một đoạn đường dài 8 cây số trong vòng 9 đến 18 ngày đến biển để đẻ trứng.

Khi đến mùa sinh sản, cua đỏ tiết ra nhiều nội tiết tố là hyperglycemic giáp xác (CHH), chất này giúp cua tăng lượng đường glucoza trong máu để cung cấp đủ năng lượng cho chuyến đi dài này.

Tập tính

Cua đỏ đảo Giáng Sinh là loài ăn tạp, chúng ăn trái cây, lá rụng, hoa, rác của con người và kể cả ăn thịt đồng loại.

Hầu hết, cua đỏ ở đảo Giáng Sinh sống trong trong rừng, cua đỏ thường xuyên sống trong các hang động ẩm ướt hoặc chúng thường ẩn mình dưới các cành lá trên nền rừng để giữ ẩm và tránh khỏi các động vật săn mồi khác.

Sinh sản

Cua đỏ đảo Giáng Sinh đạt độ tuổi thành thục sinh dục vào khoảng từ 4-5 tuổi. Vào đầu mùa mưa (tháng 10-11), toàn bộ số lượng cua đỏ trên đảo đầu di chuyển ra biển để sinh sản. Cua đỏ bắt buộc phải sinh sản vào lúc thủy triều lên cao nhất. Mỗi con cua đỏ cái mang khoảng 5000 trứng.

Sau khi giao phối xong, cua đực thường trở lại rừng trong khi cua cái ở lại bờ biển khoảng 2 tuần để đẻ và ấp trứng. Vào cuối thời kỳ ấp trứng, cua đỏ mẹ sẽ di chuyển lại vào rừng. 

Cua đỏ bám trên các tản đá tại bờ biển
Cua đỏ bám trên các tản đá tại bờ biển. Ảnh: Parks Australia.

Các trứng cua khi được giải phóng vào nước biển chúng sẽ nở ngay lập tức. Ấu trùng cua phát triển ở biển từ 3-4 tuần. Sau đó cua lột xác phát triển thành cua con có kích thước đạt khoảng 0.2 inch. Khi thủy triều lên các cua đỏ con sẽ cùng quay về bờ biển, lúc này chúng bám vào các tản đá của bờ biển bắt đầu quay về rừng để tiếp tục hành trình sinh sống vào mùa khô giống như bố mẹ của chúng.

Thông thường, loài cua đỏ đảo Giáng Sinh có thể sống từ 20-30 năm tuổi.

Hiện trạng

Hiện tại số lượng cua đỏ đảo Giáng Sinh đã giảm dần do sự tấn công của loài kiến vàng. Loài kiến vàng chúng xâm lấn lãnh thổ của cua đỏ bằng cách tiết ra một loại acid có độc tính mạnh có thể gây mù lòa, tê liệt và gây ra cái chết hàng loạt cho loài cua đỏ.

Hiện các nhà khoa học đang tiến hàng các biện pháp nhằm bảo tồn các sinh vật không chỉ là loài cua đỏ mà còn cho tất các các sinh vật khác đang sống trên đảo Giáng Sinh.

Tài liệu tham khảo

1. https://www.greelane.com/

2. https://khoahoc.tv/

Cập nhật ngày 07/08/2021
bởi Thiên An
Xem thêm