Rong mứt

:
: Porphyra crispata Kjellman, 1897
: rau mứt, rong mứt biển
Phân loại
Porphyra crispataKjellman, 1897
Ảnh Rong mứt
Đặc điểm

Là loại rong có dạng hình phiến mỏng, phần lớn loài này chỉ có 1 lớp tế bào tạo thành, thường được nhóm thành các cụm hoa, có chiều cao từ 2 đến 4 cm. Chỉ có một lớp tế bào tảo, độ dày 45 ~ 50μm. Cơ thể phần dưới là do gốc tế bào tạo thành cơ quan bám hình đĩa rất bé. Hình lá tùy theo loài môi trường và phân bố, có loài hình đóa hoa, hình tròn, hình quạt.

Khi non có màu hồng nhạt, cơ thể mỏng, nhất là ở vùng cằn cỗi; khi già ở vùng đất tốt cây cao, dày, tím thẫm.

Phân bố

Rong mứt hay còn gọi là rong mứt biển, rong biển đen, tên khoa học là Porphyra, thuộc ngành tảo đỏ Rhodophyta sinh sống và phát triển tự nhiên ở khu vực nước lợ hoặc vùng nước biển nông. Và phân bố ở nhiều vĩ độ từ nhiệt đới đến hàn đới.

Từ thế kỷ 17 ngư dân Nhật Bản đã cắm những bụi tre hoặc bụi cây ở những vùng có đá vào mùa thu nơi mà các bào tử Porphyra phát tán và bám vào, sau đó chúng được đưa vào vùng đáy cát để sinh trường cho rong thương phẩm vào mùa đông.

Ở Việt Nam thường gặp các loại rong mứt:

Rong mứt hoa (Porphyra Crispata kjell)

Rong mứt Việt Nam (Porphyra vietnamenis Taraka et Pham)

Ở miền bắc chỉ có rong mứt hoa tập trung ở Đồ Sơn, Sầm Sơn – Thanh Hóa, cửa Giang – Quảng Bình, Cửa sót – Hà Tĩnh.

Các tỉnh miền nam có cả rong mứt hoa và rong mứt Việt Nam tập trung ở: Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Đồng Nai.

Tập tính

Rong mứt sống nhiều năm trong cùng một bụi rong, phần già chết đi, còn lại phần gốc sau một thời gian ngắn rong lại tái sinh phát triển.

Sinh sản

Rong mứt có 2 kiểu sinh sản:

- Sinh sản vô tính:

Sinh sản vô tính được thực hiện ở trên cơ thể hình lá, giai đoạn rong Mứt con và trên cơ thể hình sợi. Như vậy một vụ sinh sản vô tính của rong mứt là vào mùa đông xuân từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm.

- Sinh sản hữu tính: 

Sinh sản hữu tính xảy ra:

Ở tán đực 1 tế bào phân cách thành 32 hay 64 tế bào. Đó là tinh trùng thoát ra ngoài bằng một lỗ nhỏ.

Ở tán cái một tế bào khác với tế bào bình thường, chứa nhiều dưỡng chất hơn sẽ là noãn cầu, tinh trùng dính vào tán cái cho ra một ống để bơm nội chất vào noãn cầu.

Mùa vụ sinh sản của rong mứt thường là mùa xuân, tháng 2 đến tháng 3.

Hiện trạng

Ngoài làm thức ăn, rong biển còn được dùng làm thuốc, thức ăn hổ trợ chữa bệnh cho con người...Nhưng hiện nay, ở Việt Nam chúng ta, việc khai thác vẫn chủ yếu là kiểu hái lượm tự nhiên đang đặt ra vấn đề sinh thái….

Tài liệu tham khảo

1. Http://www.marinespecies.org

2. Https://text.123doc.org/document/2262295-do-a-n-to-t-nghie-p-nghien-cuu-san-xuat-thu-nghiem-san-pham-canh-rong-bien-an-lien.htm

Cập nhật ngày 08/01/2018
bởi NIMDA TH
Xem thêm