Những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Trung Hiếu (Nguồn: Trung tâm KNKN QG)
Cập nhật 02/01/2019

1. Quá kỳ vọng vào đối tượng mới:

Người ta thường nghĩ, tôm thẻ chân trắng là đối tượng mới, sức sống cao nên rất dễ ăn, nếu như con tôm sú có hàng lọat khó khăn, rủi ro, thời gian nuôi dài, mật độ thấp, dịch bệnh, v.v., thì con tôm thẻ chân trắng khác hẳn. Chính vì những ưu điểm đó mà người ta quá chủ quan vào kỹ thuật nuôi tôm sẵn có mà áp dụng, nuôi mật độ quá cao, trên 100con/m2, dẫn đến tôm chậm lớn, hao thức ăn, hao đầu con do thiếu oxy, tôm dễ bị suy kiệt điều kiện oxy không đủ cho nên tôm thường nổi đầu, rớt đáy, dẫn đến thất bại.

2. Mật độ nuôi:

Mật độ nuôi phải phù hợp với khả năng chăm sóc và kinh nghiệm nuôi của bản thân, mật độ dưới 100con/m2 là phù hợp, vì ta đã giảm được 30% tôm giống, giảm 30% chi phí sản xuất, thức ăn, tăng được tốc độ nuôi tránh tình trạng kéo dài thời gian nuôi. Tuy nhiên, cần tuyển chọn con giống cho tốt tránh tôm bố mẹ địa phương, vì xảy ra hiện tượng đồng huyết, tỷ lệ sống kém và tỷ lệ mắc bệnh cao.

3. Không định hướng quy trình kỹ thuật

Nuôi tôm thẻ chân trắng hay nuôi tôm sú, khâu định hướng quy trình kỹ thuật rất quan trọng, vì nó quyết định rất lớn đến khả năng tự kháng bệnh của con tôm và diễn biến môi trường. Có nhiều người nuôi do chủ quan vào kỹ thuật xử lý sự cố ao tôm của mình mà lơ là định hướng quy trình kỹ thuật cho nên khi ao xảy ra sự cố thì phải mất 3 – 5 ngày mới xử lý ổn định. Thời gian đó làm tôm bị suy không phát triển, và phải mất thêm 5 – 7 ngày để tôm phục hồi. Đó là trường hợp xử lý tốt, nếu gặp trục trặc khác thì càng nguy.

4. Lúng túng trong khâu xử lý sự cố

Quá kỳ vọng vào hiệu quả tức thì của một lọai hóa chất hoặc thuốc xử lý nào đó, mà không phối hợp với công việc giải độc, cân bằng pH, kH, oxy hòa tan, thì tỷ lệ tái phát bệnh trở lại rất cao.
Không cần phối trộn dinh dưỡng bổ sung

Hầu hết những người nuôi tôm cho rằng, nuôi tôm thẻ chân trắng rất dễ không cần thiết phải bổ sung dinh dưỡng. Nhưng, trong môi trường công nghiệp chật chội và oxy kém thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn), quyết định chi phí nuôi tôm. Thực tế áp dụng cho thấy, việc bổ sung thêm men đường ruột có gấc Saccharomyces cerevisiace kết hợp với Sorbitol sẽ gia tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn.
Sử dụng vôi quá mức

Không phủ nhận việc sử dụng vôi trong nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cần thiết nhưng sử dụng phải có công thức và có liều lượng
   + CaO pH lên tới 12: Dùng trong cải tạo ao, rửa ao diệt khuẩn
   + CaCO3 pH cao nhất bằng 9, tăng cường pH và tăng hệ đệm
   + MgCa(CO3)2 pH lên tới 9 – 10, tăng độ kiềm (Alkalinyty), cung cấp dinh dưỡng và khoáng cho tảo

Việc đánh vôi nhiều xuống ao làm tăng hàm lượng cation Ca++ làm cho quá trình sinh hoá và hoá lý trong ao giảm dẫn đến là giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, oxy hoà tan kém tôm càng dễ nổi đầu, tôm kém phát triển.

CaCO3 khi đánh xuống ao phải phân ly được Ca++ và CO3-- thì lúc đó sử dụng vôi mới hiệu quả, nhưng vôi đang sử dụng hiện nay có hàm lượng tạp chất quá cao quá trình phân ly kém cho nên phải tăng liều lượng sử dụng lâu ngày tạo thành chất lơ lửng ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc diệt khuẩn và hoá chất xử lý, và khả năng Oxy hoà tan kém.

Nếu tính một ao nuôi 1000m2 sử dụng trong 24h mà đưa xuống quá 20kg vôi là quá mức, hiện nay người ta sử dụng nhiều hơn số lượng này nguyên do là vôi có nhiều tạp chất làm gia tăng thêm chất thải trong ao nuôi.

Tài liệu tham khảo
Thẻ