Cách nuôi cá chình hương lên cá giống

BBT
Cập nhật 22/08/2017

Đây là cách ương cá con đánh bắt trong tự nhiên có trọng lượng 0,5 - 1 g/con thành cân nặng 10 - 15 g/con.

1. Tiêu độc cho cá

Ngâm cá vào trong dung dịch nước muối 5 - 7o/oo từ 1 - 2 ngày, hoặc 15 - 30 o/oo từ 15 - 30 phút. Ngoài ra  có thể sử dụng 1 trong 3 loại hoá chất: KMnO4 (1 - 3 ppm); CuSO4 (0,3 - 0,5ppm); Formalin (1 - 3 ppm).

2. Ao ương

Diện tích ao: 50 - 100 m2, nước sâu từ 50-60 cm;

Ao ương cho tháng thứ hai 100 - 200 m2, nước sâu từ 70 - 80 cm

Ao ương cho tháng thứ ba 300 - 400 m2, nước sâu từ 70 - 80 cm.

3. Nhiệt độ nước ao

Nhiệt độ tốt nhất khoảng 28oC. Lưu ý, không nên để nhiệt độ nước trong ao hạ xuống dưới 22oC vì như thế cá dễ bị bệnh nấm thuỷ mi bám quanh thân.

4. Mật độ thả cá

Mật độ tốt nhất để thả ương cá hương là 0,3 - 0,5 kg cá/m3 nước ao (bể) ương.

5. Cách cho ăn

Trong 2 ngày đầu tiên thả cá, cho ăn cladocera (giáp xác nhỏ)

Ngày thứ 3 và thứ 4: Cho cá ăn hồng trần 3 lần (sáng, chiều, tối), lượng hồng trần bằng 30 – 35 % trọng lượng cá trong ao.

Ngày thứ 5: Trộn 10- 30% thức ăn hỗn hợp với hồng trần nghiền vụn rồi cho cá ăn.

Ngày thứ 6 đến 10: Mỗi ngày tăng thêm 10% thức ăn tổng hợp đến ngày thứ 10 thức ăn tổng hợp chiếm 80%.

Ngày thứ 15 trở đi: Cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp với lượng thức ăn tổng hợp được tính bằng 10 - 15% trọng lượng cá. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7 - 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.

Nếu nhiệt độ trong ao hạ xuống dưới 15oC,chỉ cho ăn 1 lần/ngày hoặc không cho ăn.

Trong lúc cho ăn, không sục khí, chỉ cần tập cho cá quen dần với việc ăn vào ban ngày

Nên sử dụng thức ăn mềm để cá dễ ăn, nhưng không sử dụng loại quá mềm

Dưới đây bản cho thấy tỉ lệ thức ăn, dầu dinh dưỡng và nước để trộn thức ăn có quan hệ mật thiết với nhiệt độ, đơn vị tính của bảng này là kg:

Nhiệt độ

Thức ăn

Dầu

Nước

 

100

0

130

18 - 23oC

100

3-5

170

> 23oC

100

5-8

200

6. Chăm sóc và quản lý

Muốn cá tăng trưởng nhanh, ít bệnh, cần bảo đảm những thông số sau:

-Các chỉ tiêu hoá học: Hàm lượng ôxy tốt nhất khoảng 5 mg/l trở lên, dưới 4 mg/l cá không phát triển được. Độ pH = 7 - 8,5. Nếu vượt qua thông số kể trên, cá sẽ bị bệnh viêm nang, viêm ruột.

Ðộ trong của nước tốt nhất là trên dưới 40 cm, không được dưới 20 cm.

- Chăm sóc ao: Hằng ngày, phải xi phông đáy ao, hút bớt chất thải và rác ở đáy ao; làm giảm lượng NH4-N gây độc cho cá, sau đó bơm thêm nước mới vào (mỗi ngày thay nước mới ½ lượng nước ao),

Sử dụng máy sục khí để tăng ôxy hoà tan trong nước (loại bơm nén khí 0,03m3/giây ). Nếu ương nhiều ao, mỗi ao có ít nhất một vài máy (mỗi máy dùng 40 viên đá bọt). Tính trung bình, sử dụng một viên đá bọt /2,5 m3 nước để đảm bảo mỗi lít nước 5 mg ôxy hoà tan.

Ngoài ra, có thể dùng thêm máy quạt nước (2 máy 0,55 KW/ao). Máy này vừa cấp oxy vừa tạo thành dòng chảy trong ao.

- Phân loại cá để nuôi:

Khoảng 20 - 30 ngày., nên phân loại cá một lần. Trước khi phân đàn 12 giờ, không cho cá ăn. Sau khi phân loại 30-40 phút cho cá ăn lại như thường lệ.

Nên tập trung cá có kích cỡ nhỏ để nuôi riêng, còn cá trung bình và lớn có thể thả nuôi chung.

- Nuôi ghép:

Có thể nuôi ghép cá chình với những loại khác không cạnh tranh thức ăn với cá chình như: cá mè trắng, mè hoa, cá chép, cá diếc…; những loài cá này ăn chủ yếu những loài thức ăn có sẵn trong ao, đặt biệt những sinh vật phù du, như vậy sẽ làm sạch nước ao có lợi cho môi trường nuôi cá chình, ngoài ra giúp tăng thêm sản lượng cá, cải thiện mức thu nhập.

Có thể thả ghép theo tỷ lệ: 40 -50 con cá các loại kể trên/1000 m2 ao.

Tài liệu tham khảo

http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/ky-thuat-thuy-san/cach-nuoi-ca-chinh-huong-len-ca-giong_t114c104n15883

Thẻ