Kỹ thuật nuôi xen ghép tôm sú - cua - cá đối trong rừng ngập mặn
Hoàng Xuân Thành
Trong các mô hình có thể phát triển nuôi ở rừng ngập mặn thì mô hình nuôi xen ghép nhiều đối tượng như tôm, cua, cá là mô hình nuôi phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cũng như sinh thái.
Để giúp người nuôi trồng thủy sản có thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi trong rừng ngập mặn sau đây tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm sú, cua, cá đối tại rừng ngập mặn.
1. Lựa chọn và chuẩn bị vùng nuôi
Vùng nuôi nằm trong khu vực có trồng rừng ngập mặn.
Sử dụng hình thức nuôi chắn sáo để quây khu vực nuôi (dùng lưới và cọc tre để rào chắn kỹ lại khu vực nuôi).
Bảng 1. Các yếu tố môi trường phù hợp để nuôi xen ghép tôm, cua, cá đối mục
Diện tích vùng nuôi tốt nhất là từ 10.000 – 20.000m2.
Trong vùng nuôi có các hệ thống mương sâu 1 – 1,2 m để tôm, cua, cá trú ẩn. Thay nước dựa hoàn toàn vào thủy triều.
- Kiểm tra, tu sửa đăng chắn cọc tre hoặc làm mới nếu quá cũ.
- Đối với vùng nuôi có thể giữ nước thì tiến hành diệt hết tôm cá tạp sử dụng saponin hoặc hạt mát.
- Đối với vùng nuôi mở hoàn toàn thì tiến hành bắt hết tôm, cua, cá của vụ nuôi cũ bằng các phương pháp thủ công.
- Tiến hành bón vôi với lượng 7 kg/100m2 cho vùng nuôi.
-Kiểm tra các yếu tố môi trường nếu phù hợp thì tiến hành thả giống
2. Lựa chọn và thả giống
Cá khỏe mạnh đều kích cỡ, không bị xây xát (tróc vảy), hoạt động nhanh, nhìn bên ngoài màu sắc tươi sáng, không bị dị hình, dị tật. Kích cỡ:
Mật độ nuôi xen ghép: (đối tượng chính là tôm sú)
+ Tôm sú: 2 con/m2, kích cỡ 3 – 5 cm/con
+ Cá đối: 1 con/10 m2, kích cỡ 4 – 6 cm/con
+ Cua: 1 con/ 10 m2, kích cỡ 3 – 5cm/con
- Phương pháp thả giống:
+ Nên thả giống vào lúc sáng sớm hay chiều mát, không nên thả giống khi trời mưa hoặc gió mùa đông bắc.
+ Trước khi thả ngâm các túi đựng giống trong ao(khi vận chuyển kín) 10 - 15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi cho nước vào từ từ rồi thả cá giống ra ao nuôi. Đối với thả cua, tiến hành cho ít nước vào phủ lớp cát trong khay cua, để khoảng 5 – 10 phút, sau đó nghiêng khay và rải cua khắp ao. Không nên thả tập trung một điểm, nhằm hạn chế cua ăn lẫn nhau khi lột xác.
3. Chăm sóc quản lý
3.1. Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn
+ Cá đối: Sử dụng thức ăn viên nổi công nghiệp dành cho cá ( thức ăn có độ đạm 28 -30%).
+ Cua, tôm sú: Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm > 30%.
+ Ngoài ra người nuôi có thể tận dụng thêm nguồn cá tạp và phế phụ phẩm nông nghiệp để chế biến thức ăn cho các đối tượng nuôi.
- Lượng thức ăn hàng ngày 2 - 4% trọng lượng tổng đàn nuôi. Chỉ cho thức ăn bổ sung một phần nhu cầu cho tôm, cua, cá còn lại đối tượng nuôi sẽ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong rừng ngập mặn.
- Cách cho ăn:
+Thức ăn cho tôm, cua được rải đều trong ao, ngày 1 - 2 lần/ngày.
+ Thức ăn cho cá đối cần bố trí khung để cho cá ăn tập trung, cho ăn vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều tối. Khi cho cá ăn cần tạo phản xạ cho cá bằng cách tạo tiếng động để cá ăn tập trung. Cho ăn 1 – 2 lần/ngày.
* Cho ăn theo nguyên tắc 3 xem, 4 định
3 xem: xem khí hậu thời tiết, xem màu nước, xem tình trạng sức khỏe của cá.
4 định: định số lượng, định chất lượng, định thời gian và định địa điểm.
Một số điểm cần chú ý khi cho ăn:
- Thức ăn phải đảm bảo chất lượng và số lượng.
- Cho ăn 1 – 2 lần trong một ngày và cố định địa điểm, thời gian cho ăn.
- Tăng lượng thức ăn lên khi ta thấy lượng thức ăn đưa vào được cá ăn hết nhanh hoặc phải giảm lượng thức ăn khi thấy lượng thức ăn còn dư thừa của ngày hôm trước.
- Cho cá ăn nhiều vào ngày thời tiết đẹp và cho cá ăn ít vào ngày thời tiết xấu hoặc trước khi mưa.
3.2. Quản lý vùng nuôi
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới, cọc tre để sửa chữa kịp thời tránh bị thất thoát tôm, cua, cá.
- Thay nước phụ thuộc vào thủy triều.
- Định kỳ bón vôi 10-15 ngày bón vôi với lượng 1-2 kg/100m2
- Định kỳ 10 -15 ngày kiểm tra trọng lượng cua, cá nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Đảm bảo mực nước trong các mương có độ sâu từ 1 - 1,2m.
- Không được chặt phá hoặc có các hành động khác làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn.
4. Thu hoạch
- Sau 3 - 4 tháng nuôi tiến hành thu tôm đạt kích cỡ 45 con/kg, cua đạt kích cỡ 4 con/kg thì tiến hành thu tỉa.
- Cá đối sau thời gian từ 5 - 6 tháng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 3 con/kg thì ta tiến hành thu hoạch.
- Thu tôm, cua, cá theo hình thức thu tỉa tôm, cua, cá lớn và nuôi tiếp tôm, cua, cá nhỏ.
- Có thể tiến hành thu tỉa thả bù thêm giống để có sản phẩm quanh năm.
- Thu hết toàn bộ đối tượng nuôi trước mùa mưa lũ.
Thu hoạch cá cần chú ý để tránh cá bị xuất huyết ngoài da:
+ Cá sau khi thu hoạch cho ngay vào nước đá lạnh
+ Cá khi thu hoạch chưa bán cần giữ lại nên cho vào chơn (lồng) và dìm hẳn trong nước.
Tài liệu tham khảo
http://khuyennonghue.org.vn/hoat-dong-khuyen-nong-mo-hinh-san-xuat
Thẻ
- Giải pháp tăng năng suất nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp
- Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
- Kỹ thuật ương tôm sú trong mô hình nuôi hữu cơ
- Kỹ thuật nuôi tôm sú kết hợp cá đối mục và cua
- Làm gì để phục hồi đáy ao tôm lâu năm bị “lão hóa”
- Kỹ thuật nuôi tôm sú xen cá đối nục
- Vèo tôm giống thế nào cho đúng?
- Bệnh đốm trắng và công nghệ nuôi tôm nhằm phòng, chống
- Xu hướng sử dụng hệ thống lắng lọc trong nuôi tôm thâm canh
- Quản lý thức ăn trong nuôi tôm sú thâm canh