Các bệnh trên cá bớp nuôi và biện pháp phòng trị

VĂN THÁI
Cập nhật 08/05/2019

Cá bớp hay còn gọi là cá giò, là một loài cá biển nuôi có giá trị kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên còn ít bài viết về bệnh trên cá bớp, do đó Tép Bạc xin lược dịch tài liệu của FAO để cung cấp thêm kiến thức về một số bệnh trên cá bớp để bà con tham khảo.

I. Các bệnh do ký sinh trùng:

I.1. Bệnh do Amyloodinium ocellatum

- Nguyên nhân:

Ký sinh trùng đơn bào (Protozoa) thuộc lớp Dinoflagellate là Amyloodinium ocellatum …ký sinh vào cơ thể cá.

- Triệu chứng:

Thở mạnh, cá lao nhanh, nắp mang xòe ra, giảm ăn, xuất hiện dưới dạng những đốm đen nhỏ trên sợi mang dưới ống kính -lập thể.

- Trị bệnh:

Đồng II sunfat (CuSO4.5H2O); giảm độ mặn trong một số trường hợp (hoặc tắm cá bị bệnh trong nước ngọt khoảng 10 – 15 phút); tắm nhanh bằng dung dịch formol 20 - 30ml/100lít nước biển có sục khí mạnh trong 10 - 15 phút.

I.2. Bệnh do Cryptocaryon irritans

bệnh trên cá bớp, bệnh mù mắt cá, bệnh cá bớp, bệnh cá, bệnh ký sinh trùng trên cá

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng Cryptocaryon irritans trên mang cá biển. Ảnh: aquahealth

Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đơn bào Cryptocaryon irritans (thuộc giống Cryptocaryon) là một loại ký sinh trùng đơn bào, gây bệnh cho cá biển nuôi và hoang dã ở nhiệt độ từ 15 đến 30°C được biết đến với tên gọi bệnh đốm trắng, điểm trắng hay Ich. 

Triệu chứng:

Cá bớp bị nhiễm Cryptocaryon thường sẽ có nhỏ đốm trắng, nốt sần hoặc mảng trên vây, da hoặc mang. Tỷ lệ tử vong có thể tăng nhanh chóng trong vài ngày. Cá cũng có thể bị vây rách, mắt mờ, mang nhạt, tăng sản xuất chất nhầy, hoặc thay đổi màu sắc da (Noga 1996; Colorni và Burgess 1997).

Trị bệnh:

Ngâm đồng sunfat kéo dài; tắm trong nước ngọt; điều trị bằng thuốc; giảm độ mặn xuống 15 hoặc ít hơn trong 2 tuần; giảm nhiệt độ hệ thống xuống <19 oC.

I.3. Bệnh trùng loa kèn Epistylis spp

bệnh trên cá bớp, bệnh mù mắt cá, bệnh cá bớp, bệnh cá, bệnh ký sinh trùng trên cá

Epistylis sp. trên kính hiển vi. Ảnh: ResearchGate

Nguyên nhân: Bệnh do trùng loa kèn Epistylis spp (Thuộc nhóm trùng lông mao có thân - Stalked ciliate)

Triệu chứng:

Báo cáo trong giai đoạn ấu trùng; đốm trắng hoặc đỏ trên da/vây, cung mang hoặc vòm miệng; bệnh xuất hiện phổ biến ở các vùng nước bị ô nhiễm. Thường liên quan đến tình trạng nhiễm vi khuẩn gram âm gọi là bệnh đốm đỏ (red sore disease).

Trị bệnh:

Điều trị bằng formin; tắm / ngâm nước ngọt; sử dụng kháng sinh cho cá bị nhiễm khuẩn nặng.

I.4. Bệnh Trichodinosis do Trichodina sp.

bệnh trên cá bớp, bệnh mù mắt cá, bệnh cá bớp, bệnh cá, bệnh ký sinh trùng trên cá

Trùng bánh xe. Ảnh: Thehijau

Nguyên nhân: Trùng bánh xe Trichodina sp ( Trichodinosis). 

Trichodinia sp còn gọi là trùng bánh xe, nó có hình tròn, với một dải lông mao bao quang. Size đường kính 40 - 60 micron, và có chuyển động xoay. Ký sinh trùng thường xuyên tấn công mang cá của những con cá bị nhiễm bệnh, gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng, khó thở, do đó cá nổi lên mặt nước trong một nỗ lực tuyệt vọng để có đủ oxy.

Triệu chứng: Báo cáo trong giai đoạn giống, tìm thấy trên da và mang, bỏ ăn; bơi lờ đờ; bệnh mãn tính tỷ lệ tử vong thấp, thường dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp.

Trị bệnh: Điều trị bằng formaline hàm lượng 50 ppm khi tắm trong khoảng 2-4 ngày.; tắm nước ngọt; xử lý đồng; Tắm hoặc ngâm kéo dài thuốc Praziquantel.

I.5. Bệnh do sán lá đơn chủ Neobenedenia sp.

bệnh trên cá bớp, bệnh mù mắt cá, bệnh cá bớp, bệnh cá, bệnh ký sinh trùng trên cá

Neobenedenia spp. thu thập từ các loài cá chủ khác nhau. Ảnh: researchgate

Nguyên nhân: 

Nguyên nhân do sán lá đơn chủ Neobenedenia sp. thường gặp trên cá biển như cá chẽm, cá bớp. Là loài ký sinh trùng gây bệnh nặng nhất cho cá bớp tỉ lệ chết lên tới 100% thường gây mù khi ký sinh trên mắt cá.

Triệu chứng: Ký sinh trên da, mắt; thường báo cáo trong giai đoạn nuôi thương phẩm; bệnh gây tổn thương & loét da; vây bị ăn mòn; tổn thương mắt có thể dẫn đến mù lòa.

Trị bệnh: 

Điều trị bằng formaline hàm lượng 50 ppm khi tắm trong khoảng 2-4 ngày.; tắm nước ngọt; xử lý đồng; Tắm hoặc ngâm kéo dài bằng thuốc Praziquantel

I.6. Bệnh Myxidiosis do Sphaerospora 

Nguyên nhân do ký sinh trùng Sphaerospora gây bệnh mù mắt trên cá bớp 

Triệu chứng: Cá bị bệnh Sphaerospora cơ thể đổi màu, thiếu máu, loét da; quan sát thận thấy các nốt màu trắng đục, giai đoạn bào tử Sphaerospora có thể quan sát thấy trong máu, tiểu cầu và ống thận cá bớp bệnh.

Trị bệnh: 

Chưa có biện pháp điều trị; thực hiện các biện pháp khử trùng hệ thống; kiểm dịch cá giống.

I.7. Bệnh Coccidiosis do Coccidia spp.

bệnh trên cá bớp, bệnh mù mắt cá, bệnh cá bớp, bệnh cá, bệnh ký sinh trùng trên cá

Coccidia spp. Ảnh: Wikipedia

Nguyên nhân: ký sinh trùng đơn bào Coccidia spp gây ra

Triệu chứng: Sưng bụng; exopthalamy; u nang trong mô gan; thay đổi với cơ quan bị ảnh hưởng.

Trị bệnh: Điều trị cá bằng thuốc monensin đường uống; áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng cho cá nuôi.

II. Các bệnh do virus:

II.1 Hoại tử thần kinh(VNN)

- Nguyên nhân:

+ Do virus gây hoại tử thần kinh(VNN).

- Triệu chứng:   

+ Màu sắc của thân cá tối, bơi xoay tròn, bơi yếu gần mặt nước, thỉnh thoảng, cá đớp không khí, mang có màu lợt, cá bị chết nhiều. Cá bị tổn thương mô da và mô thần kinh, cá bệnh có biểu hiện bơi xoắn, bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc và chiều ngang. Trong báo cáo của Chu và cs 100%mẫu nhiễm bệnh VNN từ 2 - 3 ngày, tỉ lệ tử vong cao.

- Trị bệnh:  

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh do virus gây ra do đó chúng ta phòng bệnh cho cá bằng cách:

+ Chọn cá không có virus, bằng cách xét nghiệm ở phòng kiểm dịch thuỷ sản.

+ Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống, loại trừ các con yếu ra khỏi đàn trước khi nuôi.

+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá.Virus có dạng hình cầu không có vỏ, đường kính 26 – 32nm có vật chất di truyền là ARN.

II.2. Bệnh Lymphocystis do virus Iridovirus

Nguyên nhân: do virus Iridovirus

Virus có dạng hình khối nhiều cạnh, kích thước khoảng 120 – 330 nm tùy theo loại ký chủ khác nhau. Vật chất di truyền là DNA. 

Triệu chứng: Bệnh xuất hiện các vệt màu trắng hay xám trên da, chủ yếu tập trung ở vậy đuôi và vây ngực; các bộ phận mang, gan, thận lách có hiện tượng đại phì. Virus này gây bệnh cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng cá bớp.

III.  Bệnh do vi khuẩn:

III.1 Bệnh do nhóm vibrio

- Nguyên nhân:

Chủ yếu do nhóm Vibrio… gây ra. Có rất nhiều yếu tố để vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể cá như mật độ nuôi quá cao, chất lượng thức ăn kém, nguồn nước ô nhiễm, kém lưu thông hoặc do kí sinh trùng gây nên vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

- Triệu chứng:

Cá bị xuất huyết, sưng tấy da và gây lở loét, mắt lồi, đục, thân cá có khối u, màu sắc biến đổi.

- Trị bệnh:

+ Dùng  Tetracyline với liều lượng 200mg/kg thức ăn và vitamin C 30mg/kg thức ăn, sử dụng cho cá từ 5 – 7 ngày liên tục.

+ Tắm nước ngọt cho cá bị bệnh trong thời gian 10 – 15 phút. Sau đó xử lý bằng các loại thuốc hoặc hóa chất như sau:

* Dùng  Tetracyline với liều lượng: 10 – 20g/m3 nước, thời gian tắm cho cá 15 – 30 phút; Hoặc hòa tan dung dịch formol 50 – 100ml vào thùng chứa 100 lít nước biển để tắm cho cá, theo dõi các phản ứng hoạt động của cá; tắm liên tục 4 – 5 ngày.

  * Chú ý khi khi tắm cho cá phải kết hợp với sục khí mạnh.

III.2 Bệnh mù mắt trên cá bớp do liên cầu khuẩn Streptococcus iniae

Nguyên nhân

Vi khuẩn Streptococcus iniae là tác nhân gây ra bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi tại Khánh Hòa. 

Dấu hiệu đi kèm khi cá bị bệnh mù mắt như: cá chuyển màu sậm trước khi chuyển sang màu xám và sọc trắng chạy dọc thân cá mờ dần. Đây là dấu hiệu cơ bản để nhận biết cá bị mù mắt mà không cần quan sát mắt của cá. Các dấu hiệu mòn vây, xuất huyết ngoài da, gan hoặc sưng thận cũng được tìm thấy ở cá thí nghiệm.

bệnh trên cá bớp, bệnh mù mắt cá, bệnh cá bớp, bệnh cá, bệnh ký sinh trùng trên cá

Hình 1. Một số dấu hiệu bệnh lý bên ngoài cá bớp bị nhiễm S. iniae (A: thân sẫm màu, xuất huyết đuôi; B: mắt lồi và xuất huyết; C: mắt bị đục).

Chưa có biện pháp trị bệnh cụ thể do đó thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

IV. Các bệnh do nấm:

- Nguyên nhân:

  Cá thường nhiễm bệnh vào mùa đông, khi nhiệt độ nước trong ao nuôi giảm thấp.

- Triệu chứng:

Xuất hiện đốm trắng có đường kính 2mm ở các cơ quan bị nhiễm, cá thường tập trung lại gần nơi có nước chảy, hoặc cọ mình vào vật bám ven bờ, càng dễ gây tổn thương cho cá.

- Trị bệnh:

Tắm cá trong nước ngọt khoảng 10 - 15 phút. Sau đó tắm nhanh bằng dung dịch formaline 10 - 30ml/100lít nước biển có sục khí mạnh từ 10 - 15 phút.


Tài liệu tham khảo
Thẻ