Kỹ thuật thuần dưỡng cá khoang cổ bố mẹ

Ngon Phạm
Cập nhật 20/04/2020

Cá Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus) có màu sắc đa dạng kích thước nhỏ và khả năng thích nghi cao trong điều kiện nuôi nhân tạo nên chúng được nuôi làm cảnh khá phổ biến trong các khu du lịch giải trí và quy mô gia đình. Do khai thác quá mức nên hầu như cá Khoang Cổ Đỏ còn rất ít trong vùng biển Khánh Hòa. Với kỹ thuật sinh sản nhân tạo đảm bảo chủ động được nguồn cá cung cấp cho thị trường góp phần bảo tồn nguồn cá  ngoài tự nhiên. Tuy nhiên trong môi trường nhân tạo việc thuần dưỡng làm cá bố mẹ cần được quan tâm để có hiệu quả cao trong sản xuất giống thương mại.

Hầu hết Cá Khoang Cổ thường sống quanh rặng san hô vùng biển nhiệt đới, nơi có độ sâu 5 đến 15 m có thể sống cộng sinh cùng với hải quỳ, là loài ăn tạp thiên về động vật, lưỡng tính (giới tính đực có trước) ở vùng nhiệt đới cá khoang cổ sinh sản quanh năm, chu kỳ sinh sản ngắn. Sự hiện diện hải quỳ, nhiệt độ và độ mặn là những điều kiện liên quan đến khả năng thành thục của  cá bố mẹ do đó bài viết cung cấp các kết quả ảnh hưởng của 3 yếu tố này đến thời gian thành thục của cá bố mẹ.


Cá Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus)

Ảnh hưởng của sự hiện diện sinh vật Hải quì đến khả năng thành thục của cá bố mẹ 

Thí nghiệm được tiến hành trên những cặp cá chưa sinh sản lần nào

- NT1: không có Hải Quỳ

- NT2: Có sự hiện diện của Hải Quỳ Chân Tím.

Mỗi NT 6 bể lặp lại, trong đó 3 bể là 3 cặp cá thu được đã kết cặp ngoài tự nhiên và 3 bể là 3 cặp cá kết cặp trong bể nuôi.

Các yếu tố môi trường: nhiệt độ ổn định 26oC, các bể nuôi lọc sinh học tuần hoàn khép kín: độ mặn 33-35 ppt; Oxy hoà tan >5 ppm; pH: 7,91 - 8,21; NH3 < 0,01 ppm; NO2< 0,05 ppm

Thức ăn: thịt tôm tươi xay nhuyễn, thịt mực, hàu, vẹm cho ăn xen kẻ. 5 -10% trọng Iượng cơ thể cá và cho ăn 2 lần/ngày

Thời gian theo dõi thí nghiệm: 18 tháng

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian thành thục của cá bố mẹ

Thí nghiệm được tiến hành trên những cặp cá chưa sinh sản lần nào

- NT1: nhiệt độ ổn định 26°C

- NT2: nhiệt độ dao động ngày đêm từ 27°C đến 31°C

Các NT thí nghiệm đều có Hải Quỳ Chân Tím. Mỗi lô thí nghiệm gồm 6 bể lặp lại, trong đó 3 bể là các cặp Cá đã kết cặp ngoài tự nhiên và 3 bể là các cặp cá kết cặp trong bể nuôi.

Các yếu tố môi trường: độ mặn dao động 33-35 ppt, Oxy hoà tan > 5ppm; pH: 7,86 -8,18; NH3 < 0,01 ppm; NO2< 0,05 ppm.

Quan sát tập tính sinh sản của cặp cá Khoang Cổ bố mẹ hàng ngày trong mỗi bể thí nghiệm để xác định chính xác thời điểm cặp cá đẻ trứng.

Thời gian theo dõi thí nghiệm kéo dài trong 18 tháng.


Ảnh hưởng của nhiệt độ và sự ảnh hưởng của hải quì đến thời điểm bắt đầu sinh sản của cá Khoang Cổ Đỏ bố mẹ trong điều kiện nuôi nhốt.

Ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng tái sinh sản và thời gian nở của trứng

Thí nghiệm được tiến hành trên những cặp cá đã qua lần đầu sinh sản trong bể nuôi và đang trong giai đoạn tái sinh sản.

Bố trí 3 lô thí nghiệm, mỗi lô gồm 3 bể lặp lại như sau:

- NT1: độ mặn dao động 27- 29 ‰

- NT 2: độ mặn dao động từ 33-35‰ (đối chứng)

- NT 3: độ mặn dao động 40- 42‰.

Nhiệt độ nước luôn giữ ổn định ở 26°C bằng máy điều hóa. Các yếu tố môi trường khác trong hệ thống nuôi được giữ ổn định: Oxy hoà tan > 5 ppm; pH: 7,91 - 8,21; NH3 <0,01 ppm; NO2< 0,05 ppm. Các bể nuôi đều không có Hải Quỳ Chân Tím.

Thời gian thí nghiệm: 1 tháng.

Quan sát hằng ngày tập tính sinh sản của cặp cả, thời gian tái sinh sản và thời gian trứng nở.

Các cặp cá Khoang Cổ Đỏ bố mẹ thu từ ngoài tự nhiên có khả năng thích nghi và sinh sản trong điều kiện nuôi giữ. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, các yếu tố nhiệt độ, độ muối và sự hiện diện của sinh vật cộng sinh Hải Quỳ Chân Tím (Heteractis magnifica) có quan hệ chặt chẽ đến khả năng sinh sản và tái thành thục của cá bố mẹ cũng như khả năng kết dính của trứng với giá thể.Trong điều kiện nhiệt độ ổn định 26⁰C và sự có mặt của Hải Quỳ Chân Tím, ở độ mặn 33-35 ppt, các cặp cá bố mẹ bắt đầu sinh sản sau 51 ngày thuần dưỡng. Cá sinh sản trung bình 2 đợt/tháng, thời gian tái sinh sản từ 3 đến 5 ngày. Quá trình phát triển phôi trên giá thể kéo dài từ 9 đến 10 ngày. Ở độ mặn 27- 29 ppt, thời gian tái sinh sản của cá kéo dài từ 5 đến 9 ngày, phôi bị rụng toàn bộ khỏi giá thể sau 9 ngày đẻ. Ở độ mặn 40- 42 ppt, cá bố mẹ ngừng sinh sản.


Tài liệu tham khảo

Hà Lê Thị Lộc.1856.Hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi thương mại cá khoang cỏ đỏ. 

Thẻ