TIN THỦY SẢN

Ngư dân lênh đênh vượt cơn sóng COVID-19

Ngư dân mưu sinh ở Phú Quốc. Ảnh: Gavin White Triệu

Những hệ lụy từ Covid-19 đang trực tiếp tác động lớn đối với cuộc sống của người dân mưu sinh bằng nghề thủy sản.

Dịch bệnh Covid-19 đang làm rung chuyển nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Bị ảnh hưởng nhất có thể kể đến kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ vui chơi giải trí,… từ đó kéo theo nhu cầu về thủy hải sản cũng giảm mạnh, bên cạnh đó sự hạn chế giao thương giữa các quốc gia cũng làm đình trệ sự xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản.

Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp nhờ việc sử dụng các điều khoản bảo trợ xã hội và bảng cân đối của công ty có thể giúp họ có thêm cơ hội vượt qua giai đoạn khó khăn này, ngược lại ở các nước đang phát triển, người dân kiếm cơm mưu sinh theo từng bữa lại phải đối mặt với ảnh hưởng trực tiếp và thiếu sự bảo trợ xã hội khi dịch bệnh Covid – 19 đang hoành hành.

Theo Manuel Barange, giám đốc của FAO: “Sự ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nghề cá thể hiện rõ ở những người phụ nữ thực hiện công tác hậu đánh bắt, họ phải đối mặt với các nguy cơ như thu nhập thấp, mất việc, nguy cơ bị lây nhiễm dịch bệnh,… Những điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và kế sinh nhai của họ, vấn đề này càng rõ ràng hơn đối với những phụ nữ ở các quốc gia nhỏ và đang phát triển”.

Sự bùng phát dịch bệnh ngày càng đáng sợ hơn khi các con số lây nhiễm tăng mạnh theo từng tuần, nhiều quốc gia đã phải phong tỏa với các nước xung quanh nhằm kiểm soát nguồn lây nhiễm. Ảnh hưởng đầu tiên của dịch bệnh chính là sự xuất khẩu mặt hàng thủy sản khi các thị trường quốc tế đóng cửa, bắt đầu với thị trường vô cùng lớn đó là Trung Quốc. Các mặt hàng cá tươi, giáp xác và động vật 2 mảnh vỏ trở nên điên đảo hơn khi khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí lần lượt phải đóng cửa.

Những thách thức về giao thông vận tải và dịch vụ hậu cần trong thời gian phong tỏa đã đẩy chi phí vận hành lên cao hơn, ngoài ra một số dịch vụ vận tải phải tạm thời ngưng hoạt động. Hơn nữa các cảng biển đóng cửa gây khó khăn trong việc đưa hải sản đánh bắt lên bờ cũng như thay đổi thuyền viên trong chuyến hành trình của họ.

Trong khi các công ty thủy sản ở các nước phát triển đương đầu với sự sụt giảm nhu cầu, gián đoạn chuỗi cung ứng và hạn chế về kho đông lạnh đều được hỗ trợ vượt qua khủng hoảng tồi tệ này bằng các gói viện trợ kinh tế và các biện pháp bảo trợ xã hội. Các hộ đánh bắt phải chịu hậu quả nghiêm trọng hơn.

Yêu cầu giãn cách xã hội đã ngăn ngư dân vượt biển vì tàu của họ quá nhỏ, không đủ điều kiện để đáp ứng các quy định trong thời gian dịch bệnh. Họ cũng khó có thể bán sản phẩm của mình vì thị trường bán hàng chạy nhất của họ là bãi biễn cũng được yêu cầu cấm tụ tập.

“Do hạn chế giao thương giữa các quốc gia, thị trường thủy sản cũng như những thị trường khác đã tạm thời ngưng hoạt động, điều này đã làm mất nguồn thu nhập cho người dân và họ không có tiền để mua các mặt hàng phục vụ cuộc sống khác cho gia đình của họ”, Nicole Franz, chuyên viên thủy sản của FAO cho biết.

Các hộ ngư dân luôn thiếu hỗ trợ phục vụ làm lạnh do đó nếu hải sản không được bán đi thì chúng sẽ trở thành nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và có phải chúng ta đã vô tình giết chúng nhưng không phải vì mục đích cung cấp thực phẩm. Ở các nước đang phát triển, những người trực tiếp đánh bắt và những người thực hiện công tác hậu đánh bắt thường là các lao động không có hợp đồng hoặc lao động không chính thức, do đó họ sẽ không hoặc chỉ nhận một ít từ các gói cứu trợ, viện trợ hay ít nhất là dịch vụ y tế từ nhà nước.

Sự tiếp cận dịch vụ y tế không phải chỉ có trong thời gian dịch bệnh, mà điều này được phản ánh trong cuộc sống hằng ngày của mỗi ngư dân khi xác suất họ tiếp xúc với các mầm bệnh cao hơn. Ví dụ như bệnh sốt rét và sốt xuất huyết hoặc thậm chí là HIV/AIDS.


Ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi dù dịch bệnh khiến những chuyến tàu thêm nhiều thử thách.

Tuy thách thức là thế nhưng vẫn còn những cơ hội mới. Tại một số nước, hải sản đóng hộp hoặc được chế biến đều hút hàng. Các nhà sản xuất trong nước đã thu được nguồn lợi lớn từ các khách hàng hướng tới hải sản nội địa hơn là thực phẩm nhập khẩu. Để phù hợp với tình hình hiện tại phương pháp phân phối hàng mới cũng được sinh ra, đó là mua hàng trực tuyến.

Một tin đáng mừng là mọi lĩnh vực trong thời gian dịch bệnh đang chứng minh khả năng hồi phục của mình, bằng cách áp dụng giãn cách xã hội, họ đã tạo ra sự thích nghi mới như một buổi đấu giá diễn ra ở Ấn Độ, họ vẽ lên đất những kí hiệu giúp khách tham dự có thể tuân thủ giãn cách xã hội. Một tổ chức phi chính phủ ở Nam Phi đang tìm kiếm nhà cung ứng có trách nhiệm hơn để họ có thể tiếp thị cá của mình. Nhiều nhóm đang tổ chức thu thập khảo sát và đưa ra các thông tin về sự thích nghi của người dân.

Từ những ảnh hưởng đến kế sinh nhai của ngư dân sẽ dẫn đến sự hạn chế nguồn thực phẩm cho hàng triệu người, từ đó sẽ đẩy mọi chi phí về lương thực thực phẩm tăng cao hơn nữa và sẽ đến thời điểm điều này trở thành gánh nặng lớn nhất cho mỗi chúng ta.

Theo Barange, để thích ứng với tình trạng này, ngư dân đã thay đổi phương pháp đánh bắt, loại ngư cụ, loại hải sản và tập trung bán sản phẩm của họ cho nội địa. Vì như phân tích ở trên, nhu cầu mặt hàng thủy sản nội địa đang tăng cao. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều có thể làm được điều này.

Barange dự đoán, trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề do ảnh hưởng của dịch bệnh như thiếu lao động, nuôi trồng thủy sản thiếu thức ăn, giống, thuốc còn đánh bắt cá thì thiếu ngư cụ, nước đá và mồi,… Sự giới hạn các dịch vụ vận tải gây nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành để có được những phương tiện vận chuyển hàng hóa của riêng mình.

Như chúng đã biết, vấn đề lớn nhất hiện này không phải là dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu mà là sự điều chỉnh như thế nào sau đại dịch. Thủy sản sẽ phục hồi nhanh hay chậm? Liệu các doanh nghiệp đã điều chỉnh nguồn hàng nội địa để có thể vượt qua được những quan ngại trong giao thương với nước ngoài? 

Mặc dù còn nhiều khó khăn ở phía trước nhưng sau mỗi thử thách chính là những cơ hội mới. Vậy trước mắt chúng ta cần những biện pháp hỗ trợ thiết thức để giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với những người lao động nghèo và liệu Việt Nam đã có những bước tiến như nào trong thời gian sắp tới để có thể phục hồi kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng khi nước ta đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và tiến vào giai đoạn phục hồi trong khi các quốc gia bên ngoài vẫn còn nằm trong giai đoạn dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn.

Triệu