Được hỗ trợ ngư cụ, nhiều ngư dân thoát nghèo

Nhiều ngư dân ở xã bãi ngang ven biển Xuân Hòa (TX Sông Cầu) không có vốn để mua sắm phương tiện, công cụ đánh bắt hải sản, cuộc sống bấp bênh. Từ năm 2017, mô hình Hỗ trợ ngư cụ đánh bắt hải sản cho ngư dân nghèo ở xã Xuân Hòa đã giúp hàng chục ngư dân có điều kiện sản xuất ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Lưới bắt cá
Nhiều ngư dân được hỗ trợ ngư cụ sản xuất để thoát nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

Xuân Hòa là xã nghèo bãi ngang nằm ở phía bắc TX Sông Cầu. Cả ba thôn của xã đều có biển và đầm, vịnh, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Thoát nghèo nhờ “cần câu cơm”

Ông Lý Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết, những năm qua, được các cấp, ngành quan tâm đầu tư, Xuân Hòa ngày càng phát triển. Từ đó, đời sống của người dân được cải thiện và từng bước nâng cao, góp phần tích cực trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hàng năm của xã. Tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm nhưng chưa bền vững.

Hộ ông Nguyễn Tùy ở thôn Hòa An năm 2017 được Nhà nước hỗ trợ 12 triệu đồng để mua sắm ngư cụ (thúng chai, lưới…). Từ khi được trang bị “cần câu cơm” này, gia đình ông có điều kiện đánh bắt hải sản. “Thu nhập cũng tùy vào thời điểm. Lúc biển vào mùa, cá nhiều, mỗi ngày kiếm được 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Còn những ngày biển động chỉ vài trăm ngàn hoặc đủ thức ăn. Tuy nhiên, nhờ có ngư cụ Nhà nước hỗ trợ mà gia đình tôi có thu nhập từ nghề đánh bắt hải sản. Tôi còn nuôi trồng thêm thủy sản nên đã thoát nghèo từ năm 2018”, ông Tùy phấn khởi chia sẻ.

Tương tự, hộ anh Phạm Xuân Quang thuộc diện cận nghèo, được hỗ trợ 10 triệu đồng vào năm 2017. Từ khi sắm được ngư cụ, anh Quang chủ động công việc đánh bắt hải sản hàng ngày, với thu nhập 120.000-300.000 đồng. Hôm nào thời tiết thuận lợi, cá nhiều, thu nhập từ 500.000-700.000 đồng, cộng với công việc buôn bán của vợ, gia đình anh đã vươn lên thoát khỏi hộ cận nghèo năm 2018.

Anh Bùi Minh Quốc, Trưởng thôn Hòa An cho biết, toàn thôn có 623 hộ, những năm qua nhờ mô hình Hỗ trợ ngư cụ đánh bắt hải sản, bà con ngư dân nghèo có điều kiện đánh bắt hải sản nên thu nhập ổn định, tỉ lệ hộ nghèo trong thôn nhờ đó giảm mạnh. Năm 2019, thôn còn 43 hộ nghèo, dự kiến đến cuối năm giảm 18 hộ nghèo.

Quyết tâm giảm nghèo

Hàng năm, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho bà con ngư dân xã Xuân Hòa, đặc biệt là ở thôn bán đảo Hòa An. Tuy nhiên, nhiều hộ nghèo ở đây còn khó khăn về vốn nên không có điều kiện trang bị phương tiện đánh bắt hải sản, nhiều ngư dân phải đi bạn, cuộc sống bấp bênh. Vì vậy, địa phương đã thống nhất chọn mô hình Hỗ trợ ngư cụ đánh bắt hải sản để thực hiện dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo từ năm 2017 đến nay và đã được Sở LĐ-TB-XH Phú Yên đồng ý phê duyệt hỗ trợ kinh phí.

Đối tượng hỗ trợ hàng năm của mô hình là hộ nghèo và hộ cận nghèo, có đủ điều kiện, có lao động nhưng không có vốn để đầu tư. Theo đó, hộ nghèo được hỗ trợ 12 triệu đồng, hộ cận nghèo 10 triệu đồng; vốn đối ứng mỗi hộ 3 triệu đồng để mua sắm thúng nhựa và máy xăng, lưới, nhá, khung, cước, chì, phao. Thời gian thực hiện 36 tháng, sau đó chỉ thu hồi 10% để hỗ trợ các hộ còn lại.

Sau khi được cấp phương tiện, trang thiết bị đánh bắt hải sản, các hộ nghèo, cận nghèo trong dự án được tập huấn mô hình khuyến ngư; hỗ trợ học nghề, hỗ trợ giáo dục. Đồng thời cho các hộ nghèo được vay vốn tín dụng đầu tư sản xuất, xây dựng nhà ở, nước sạch... nhằm đảm bảo từng bước phát triển vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần vào mục tiêu chung của địa phương trong công tác giảm nghèo cũng như dự án đạt kết quả cao.

Theo nhìn nhận của Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa Lý Văn Lợi, qua 2 năm thực hiện mô hình Hỗ trợ ngư cụ đánh bắt hải sản cho hộ ngư dân nghèo và cận nghèo đã phát huy hiệu quả tích cực. Ngư dân có điều kiện sản xuất đánh bắt hải sản cho thu nhập ổn định và đã có khoảng 40 hộ thoát nghèo.

“Tuy nhiên, định mức hỗ trợ còn thấp. Vì vậy, để thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn các dự án phát triển sản xuất, UBND xã Xuân Hòa kiến nghị cấp có thẩm quyền quan tâm tăng định mức hỗ trợ phát triển sản xuất để các hộ nghèo thoát nghèo bền vững”, ông Lợi cho hay.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 29/11/2019
Hoàng Lê - Ngọc Minh
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:54 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:54 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:54 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:54 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:54 25/04/2024