Làng nghề lọp lươn Cần Đăng

Ghé thăm làng nghề lọp lươn Cần Đăng (Châu Thành, An Giang) vào những ngày đầu tháng 12, dù đã gần hết mùa nước nổi nhưng làng nghề vẫn hoạt động nhộn nhịp để cung cấp lọp lươn cho các thương lái khắp ĐBSCL. Theo người dân địa phương, lọp lươn được tiêu thụ quanh năm nên đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

làm lọp lươn
Người dân làng nghề làm lọp lươn có thu nhập ổn định.

Theo những người thợ nơi đây, nghề đan lọp lươn ở địa phương có từ rất lâu đời và được UBND tỉnh công nhân là làng nghề truyền thống vào năm 2017. Nếu những năm trước, lọp lươn chỉ làm hoàn toàn bằng tre thì những năm gần đây, lọp lươn được cải tiến, dùng ống nhựa, lưới nhựa thay thế, do nguồn nguyên liệu tre ngày càng khan hiếm. Vật liệu bằng nhựa này vừa nhẹ, vừa dễ làm, giá thành bình dân nên được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, lọp làm hoàn toàn bằng tre vẫn “chạy” lươn nhất.

Ngay từ sáng sớm, căn nhà nhỏ của ông Phan Văn Đô (ngụ ấp Cần Thới) đã được “bày binh bố trận”, nào là dây gân, tre, ống nhựa, lưới nhựa,…sẵn sàng cho công việc của một ngày mới. Ông Đô chia sẻ: “Hồi xưa, người dân nơi này làm lọp để bắt cá, bắt lươn về ăn vào mùa nước nổi, sau đó người dân các vùng khác đến đặt hàng. Cứ như thế, làng lọp lươn ở ấp Cần Thới, xã Cần Đăng dần trở thành nơi cung cấp sản phẩm cho cả vùng ĐBSCL để đánh bắt thủy sản”.

Theo ông Đô, việc hoàn thành một cái lọp phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chuốt rẽ, gióng, đốt thui rẽ… cho đến bện hom, ráp lọp … Những công đoạn đơn giản, dễ làm sẽ thuê người dân trong xóm, còn những công đoạn khó thì người trong nhà hoặc những người có tay nghề giỏi làm hết nhằm đảm bảo chất lượng. Làm trúm bắt lươn bằng ống nhựa hay lọp bằng lưới nhựa dù rất tiện, dễ làm nhưng vẫn phải sử dụng hom tre - dụng cụ không thể thay thế được. “Làm lọp bằng gì thì bằng nhưng dứt khoát cái hom phải làm bằng tre. Hai hom đặt trong lọp hoặc ống nhựa phải thẳng nhau, thông với nhau thì lươn mới dễ dàng chui vào” - ông Đô khẳng định.

Tùy theo công đoạn, mỗi người thợ có thu nhập khác nhau, bình quân khoảng 100.000- 150.000 đồng/ngày. Chị Phan Thị Bé Tiên (ngụ ấp Cần Thuận) cứ thoăn thoắt đôi tay bện lọp, vui vẻ chia sẻ: “Tôi làm công cho gia đình chú Đô gần 10 năm nay, với mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/tháng. Nghề này làm quanh năm, nhưng cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch. Từ sau Tết Nguyên đán, bà con ở đây phải chủ động làm lần lần, bán được nhiêu thì bán, còn lại thì bán trong mùa nước nổi. Nghề này tuy thu nhập không cao nhưng làm ổn định quanh năm, bà con cũng yên tâm theo nghề”.

Cách đó không xa, nhà anh Nguyễn Văn Dũng Anh cũng khá bận rộn. Thời gian này, công việc của gia đình anh có phần ngơi đi chút ít, chứ vào mùa lũ về, cả nhà phải “tăng ca” và thuê thêm nhân công mới kịp giao cho khách. Nếu như vào mùa nước nổi, mỗi ngày gia đình anh làm ra từ 300 - 400 cái lọp các loại để giao cho thương lái, thì những ngày này con số đó có phần giảm gần 1/2. “Nhà tui làm quanh năm chứ không ngưng nghỉ ngày nào, ai đặt thì mình làm, không đặt vẫn làm để đó đến khi mùa lũ về thì bán, không sợ ế. Nói chung nghề này không giàu, nhưng cũng đủ trang trải trong gia đình”- anh Dũng Anh vừa bện hom, vừa nói.

Những năm gần đây, do nguyên liệu làm lọp bằng tre ngày càng khan hiếm, nên bà con chuyển sang sử dụng ống nhựa hoặc lưới nhựa. “Ống nhựa hoặc lưới nhựa dễ làm, không sợ thiếu nguyên liệu nhưng lọp tre vẫn được bà con ưa chuộng nhất. So với mọi năm, cả 3 sản phẩm có giá gần như nhau, từ 25.000 - 27.0000 đồng/cái, sau khi trừ chi phí và công của mình, gia đình tôi thu lợi nhuận từ 8.000 - 10.000 đồng/cái” - anh Dũng chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND xã Cần Đăng Trần Đăng Khoa cho biết, làng nghề lọp lươn Cần Đăng hiện có khoảng 45 hộ trực tiếp sản xuất, với 3 loại, gồm: lọp tre, lọp lưới nhựa và trúm bắt lươn bằng ống nhựa. Sản phẩm làng nghề được sản xuất quanh năm, nhưng hút hàng nhất là vào mùa nước nổi. Hiện tại, làng nghề giải quyết việc làm cho gần 700 lao động tại địa phương, với mức thu nhập ổn định từ 2-6 triệu đồng/người/tháng. Làng nghề không chỉ phát huy tốt hiệu quả trong vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn góp phần gìn giữ những nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

Tin tức miền Tây
Đăng ngày 03/12/2020
Trung Hiếu
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 19:22 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 19:22 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 19:22 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 19:22 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 19:22 19/04/2024