Lào Cai: Chuyện nuôi thủy sản ở bản ven biên

Câu chuyện về những con cá ở hồ Tân Quang nặng tới 29-30 kg mà người dân ở vùng biên xã Trịnh Tường (Bát Xát) bắt được vẫn còn được người già trong bản truyền tai nhau.

cá chép
Chị Phàn Lở Mẩy khoe thành quả của gia đình

Cụ Lạng, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Trịnh Tường đã nghỉ hưu được 10 năm nay kể lại: Giờ ở hồ vẫn còn nhiều cá to lắm, nhưng không kéo lưới được, bởi lòng hồ sâu và cá trú ẩn ở hang nên rất khó bắt. Dạo trước bắt được cá to ở hồ này là chuyện thường, nhưng giờ thì chỉ có “bắt” cá to do người dân nuôi thôi…

Cách đây đúng nửa thế kỷ, người dân Nam Định, Hà Nam… lên xây dựng vùng kinh tế, định cư ở mảnh đất này, cùng chung sống với đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì. Giờ đây bản Tân Quang trước kia phát triển, mở rộng dọc theo dải đất ven sông Hồng, đã thành 3 bản là Tân Thành, Tân Quang và Tân Tiến. Những ngày đầu, đến được từng hộ dân trong bản, cán bộ xã cùng với chiến sỹ biên phòng phải vạch cỏ tranh cao lút đầu người mà đi. Giờ thì đường bê tông “nông thôn mới” đã đến từng ngõ. Bí thư Đảng ủy xã Trịnh Tường Vừ A Dùa thông báo: Cả xã có gần 30 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản thì chủ yếu tập trung ở 3 bản ven biên này và 2 bản Phìn Ngan, Bản Mạc. Mấy năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản phát triển đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá cho đồng bào nơi đây.

Đến thăm mô hình nuôi thủy sản nhà ông Bùi Hải Âu ở thôn Tân Thành, năm nay 65 tuổi, người có mặt tại bản vùng cao này từ những năm 1964, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước cơ ngơi “đồ sộ” của nhà nông. 2 chiếc ao cá đã cho gia đình ông một nguồn thu không nhỏ. Ông Bùi Hải Âu phấn khởi khoe, năm nay, đến thời điểm này ông đã bán được hơn 7 tạ cá thương phẩm các loại (trắm, chép, mè, nheo…). Hiện trong ao vẫn còn nhiều cá chưa xuất bán, ông và gia đình đang chăm sóc cho cá đạt cỡ lớn để xuất bán với giá cao hơn… Ngoài các giống cá trắm, chép, mè mua ở Trại giống của tỉnh cung ứng, ông Âu còn nuôi thêm các giống cá đặc sản như trắm đen, cá nheo sông Hồng. Ông bảo: Năm nay, thả 150 con nheo giống, lúc thu hoạch, con bé cũng đạt cỡ 2kg, con to đạt 4kg, với giá bán 120.000 đồng/kg cũng mang lại một nguồn thu đáng kể. Đợt vừa rồi, gia đình thuê xe chở cá ra tận chợ Gốc Mít để bán cho được giá... Để phục vụ nuôi thủy sản, ông Âu thực hiện chu trình khép kín theo mô hình “vườn, ao, chuồng, rừng”. Ngoài 14 ha rừng trồng cao su, ông dành 10 ha để trồng ngô, sắn và cấy lúa… Mỗi năm thu 150 tấn sắn củ tươi, 10 tấn ngô hạt, 10 tấn thóc. Bên cạnh xuất bán sản phẩm nông sản ra thị trường, sản lượng sắn, ngô, lúa cũng giúp gia đình ông trong việc bổ sung đủ thức ăn tại chỗ cho chăn nuôi thủy sản. Ông còn nuôi 50 con lợn thịt để lấy phân cho cá. Vừa có thức ăn cho cá, ông lại không phải lo khâu xử lý môi trường. Để có nguồn thức ăn nuôi được đàn lợn này, ông làm thêm nghề nấu rượu để lấy bỗng nuôi lợn.

Cũng thực hiện mô hình nuôi ghép cá và kết hợp nuôi bằng thức ăn chế biến sẵn với thức ăn từ sản phẩm nông nghiệp, ông Vũ Văn Dưỡng (bản Tân Quang) trở thành người nuôi nhiều cá ở vùng này. Với 4 ao cá, cho đến thời điểm này, ông Dưỡng đã xuất bán được trên 2,5 tấn cá các loại. Rút kinh nghiệm những năm trước đây, chỉ nuôi một loại cá, khi xuất bán với số lượng lớn sẽ khó tìm thị trường tiêu thụ, nhiều khi bị tư thương ép giá. Năm 2013 này, sau khi tham gia mô hình nuôi cá ghép trong ao do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai, ông Dưỡng khẳng định việc nuôi nhiều loại cá là hướng đi đúng, phù hợp với phương thức chăn nuôi của bà con. Cái lợi thứ nhất là tận dụng được hết thức ăn trong ao ở nhiều tầng nước khác nhau. Thêm nữa là khi thu hoạch để bán, đa dạng sản phẩm cũng rất dễ tiêu thụ… bởi người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn.

Vừa bê rổ sắn ra bờ ao, ông Dưỡng vừa thao tác chiếc máy thái sắn lát “bắn” sắn củ tươi xuống ao cho cá ăn, ông Dưỡng bảo: Sắn nhà trồng để nuôi cá đấy. Có máy này tiện lắm, chỉ việc thả vào, sẽ “phun” ra miếng sắn vừa miệng cá. Năm nay, ngoài nuôi các loại cá trắm, chép, mè, ông Dưỡng còn đầu tư nuôi cá có giá trị kinh tế cao là cá nheo, cá quả, trắm cỏ… Giá bán tại bờ ao 2 loại cá nheo, cá quả cũng được trên 100.000 đồng/kg. Để có đủ thức ăn cho cá, ông trồng mỗi năm được trên 20 tấn sắn, rồi nuôi lợn tận dụng phân nuôi cá. Biết kết hợp từng giai đoạn sinh trưởng của cá trong việc nuôi thức ăn chế biến sẵn và cho ăn sắn củ, không chỉ hạ giá thành sản phẩm, mà cá còn lớn nhanh. Trong ao hiện có những con trắm cỏ nặng trên 6 kg, trung bình khoảng 4 kg/con; rô phi đạt trên 2 kg/con…

Không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá, chuyện nuôi cá ở vùng biên này còn đơn giản chỉ là cải thiện bữa ăn trong gia đình. Với anh Lý Láo Lở, người Dao đỏ ở bản Tân Tiến thì: “Nhà có 2 cái ao, năm nay mình cũng nuôi được trên 2 tạ cá trắm, chép, rô. Mấy năm trước, do lũ nên mất sạch”. Năm nay, không chỉ nuôi cá theo cách truyền thống nữa, anh Lở được kỹ sư thủy sản ở tỉnh về cho cái “kiến thức”, dạy cách xử lý ao nuôi, thả cá đúng thời vụ, chăm sóc cá lớn nhanh, không để dịch bệnh, nên ngoài đủ phục vụ nhu cầu cải thiện trong gia đình, anh Lở còn xuất bán được trên 2 tạ cá ra thị trường.

Cùng bản với anh Lở, chị Phàn Lở Mẩy cũng nuôi được 2 ao cá. Trên diện tích chuyển đổi ruộng canh tác kém hiệu quả, chị thấy việc nuôi cá hiệu quả hơn nhiều. Tuy nhiên, những nông dân vùng cao như chị Mẩy, còn thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật nên việc nuôi cá vẫn còn mang tính quảng canh, chỉ cho ăn cỏ, lá chuối, và sắn tươi… Đợt kéo lưới xuất bán vừa rồi, gia đình chị cũng thu được trên 3 tạ cá thịt. Nếu có biện pháp thâm canh, tin rằng, sản lượng cá nhà chị không chỉ dừng lại ở đó, mà còn là nghề làm giàu chính đáng cho gia đình chị Mẩy.

Câu chuyện về những người nuôi cá ở bản ven biên xã Trịnh Tường cứ cuốn hút chúng tôi bởi nếp nghĩ, cách làm của người vùng cao giờ đã thay đổi, không chỉ dừng lại ở việc “thả” cá mà đã biết thâm canh, nuôi cá để làm giàu. Ngẫm lại lời cụ Lạng mới thấy, chuyện cá to ở hồ Tân Quang chỉ còn trong ký ức, mà chuyện những con cá to trong ao của người dân ở Trịnh Tường mới đáng để “khoe”...

Khuyến Nông VN, 20/05/2014
Đăng ngày 23/05/2014
Kiều Lê
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 16:31 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 16:31 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 16:31 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 16:31 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 16:31 28/03/2024