Nghề làm lọp cá linh cồn Cóc

“Gần hết tháng 8 (âm lịch) mà nước vẫn chưa lên khỏi mé sông. Mùa nước nổi năm nay coi như mấy hộ dân trong làng nghề lọp cá linh lại bị thất thu” - đây là tâm sự của chú Nguyễn Văn Tòng (hay còn gọi là chú Út Tòng), khi được hỏi về tình hình hoạt động của nghề làm lọp cá linh ở cồn Cóc (ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, An Phú, An Giang).

Lọp cá linh
Lọp cá linh không bán được phải treo trong nhà

Ký ức mùa nước nổi

Về cồn Cóc những ngày này, không còn nghe những thanh âm quen thuộc của tiếng cưa, cắt tre, tiếng trò chuyện rộn ràng như trước đây. Thay vào đó là bầu không khí bình yên, êm đềm của một vùng quê bên sông. Trong ký ức của chú Út Tòng, mùa làm lọp cá linh ở cồn Cóc bắt đầu từ giữa tháng 5 và kéo dài đến cuối tháng 8 (âm lịch).

“Thời điểm mùa nước nổi những năm trước, lọp cá linh làm không đủ cung cấp cho khách hàng. Do đó, chúng tôi phải làm cả ngày lẫn đêm mới đủ số lượng cung cấp cho khách hàng. Trung bình khoảng 2 tuần, bạn hàng sẽ đặt từ 1.000-1.500 cái lọp. Số lượng đặt nhiều và gấp nên tôi phải gom hàng của những hộ sản xuất khác mới đủ số lượng giao cho khách hàng” - chú Út Tòng chia sẻ.

Theo chú Út Tòng, lọp cá linh được tiêu thụ mạnh ở thị trường Campuchia, số ít tiêu thụ ở những địa phương khác như xã Phú Hữu (An Phú). Bình quân mỗi chiếc lọp có bán giá 45.000 đồng. Trung bình mỗi người có thu nhập từ 90.000-100.000 đồng/ngày. “Người dân ở khu vực cồn Cóc chủ yếu canh tác rau màu. Vào mùa lũ, bà con có thêm thu nhập thêm từ nghề làm lọp cá linh. Mỗi mùa nước nổi đi qua, các hộ gia đình trong tổ hợp tác đem về cho gia đình khoảng 15 triệu đồng” - chú Út Tòng nhớ lại.

Những lúc cao điểm, để đủ số lượng hàng giao cho khách, chú Út Tòng phải thuê những người ở lân cận phụ làm những công việc như: uốn vòng sườn, vót hom, đan vỉ, bện hom… mới chạy hàng. Đây là những công việc đơn giản mà người già cho đến trẻ em đều làm được. Trẻ em sau giờ học, ngồi vót hom cũng kiếm được 30.000 đồng/ngày. Còn những người trưởng thành làm công việc khó hơn như: bện hom, đan vỉ… thu nhập từ 80.000-90.000 đồng/ngày.

Mỗi chiếc lọp cá linh có đường kính 20cm, cao 30cm. Phía trên có miệng để đổ cá ra ngoài, phía dưới có hom để cá có thể chui vào nhưng chui ra không được. Còn 2 bên hông lọp có 2 thanh tre nhọn để cố định lọp không bị nước cuốn đi. Cũng nhờ làm lọp cá linh mà nhiều hộ gia đình đã có được nguồn thu nhập khá trong những lúc nông nhàn.

Tìm kế sinh nhai mới

Từ năm 2012 đến nay, lũ về nhưng mực nước lên không cao làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và thu nhập của nhiều bà con làm nghề lọp cá linh ở cồn Cóc, nhiều gia đình “khăn gói ” lên Bình Dương, Đồng Nai hay TP. Hồ Chí Minh để tìm kế sinh nhai. Từ khoảng 80 hộ sản xuất lúc còn hưng thịnh, hiện nay, số hộ làm nghề lọp cá linh chỉ có thể đếm “trên đầu ngón tay”. Nhiều hộ “đánh cược” với con nước, làm sẵn các sản phẩm “chờ” nước lên để bán cho khách hàng, tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa tìm được “đầu ra” của sản phẩm.

Anh Nguyễn Minh Ngà (sinh năm 1981, một trong những hộ làm lọp cá linh ở khu vực cồn Cóc) cho biết, mỗi năm, vào mùa khô, gia đình anh trồng các loại rau màu như: bắp, ớt... để tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Năm nào nước “tràn đồng”, phần đất ruộng không canh tác được, anh Ngà đặt lọp cá linh để kiếm “đồng ra, đồng vào” nhằm trang trải chi phí sinh hoạt gia đình hàng ngày và nuôi 2 người con đang ở tuổi ăn học.

Năm 2018, nước lên cao anh Ngà làm khoảng 50 cái lọp để đặt quanh nhà. Mỗi lần thăm có thể kiếm được khoảng 20kg cá, có ngày không đúng luồng chỉ được khoảng 10kg cá. Thu hoạch cá xong đem về nhà rọng lại, hôm sau đem ra chợ bán. Đầu mùa lũ, giá cá linh bán tại chợ từ 60.000-120.000 đồng/kg. Năm nay lũ cạn, gần cuối mùa nước nổi mà nước chỉ mấp mé bờ sông. Phần diện tích đất ruộng những năm trước bị nước ngập trắng xóa giờ được anh Ngà tận dụng để canh tác bắp. Theo anh Ngà, việc làm rẫy so với đánh bắt cá linh cho thu nhập khá hơn và ổn định hơn, lại không gặp nhiều nguy hiểm.

Nhiều nghề sản xuất ngư cụ có thể “kiếm ăn được” khi mùa lũ không về, nhưng đối với nghề làm lọp cá linh thì ngược lại. Tuy nhiên, người dân ở đây đã quen “sống chung với lũ” nên khi nước lũ không về, bà con vẫn còn những công việc khác để mưu sinh.

Báo An Giang
Đăng ngày 16/10/2020
Đức Toàn
Nông thôn

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 04:06 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 04:06 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 04:06 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 04:06 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 04:06 25/04/2024