Sớm gỡ vướng cho tàu dịch vụ hậu cần thủy sản

Từ năm 2019 đến nay, tàu dịch vụ hậu cần thủy sản được đầu tư hàng chục tỷ đồng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đang phải nằm bờ vì thua lỗ. Nguyên nhân là do vướng các quy định Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định 26/2019 của Chính phủ về thi hành một số điều Luật Thủy sản năm 2017, Thông tư số 47/2015 của Bộ Công thương về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu trên biển.

tàu 67
Ngư dân vận chuyển cá từ tàu 67 lên bờ sau chuyến biển.

Nằm bờ vì thua lỗ

Năm 2016, gia đình ông Đỗ Hoa (ấp Phước Hiệp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) đóng mới và hạ thủy tàu dịch vụ hậu cần vỏ thép theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 67), công suất 1.646CV, trị giá hơn 34,4 tỷ đồng để cung cấp nhiên liệu dầu, đá để bảo quản thủy sản đánh bắt được, vật tư, ngư lưới cụ, lương thực thực phẩm và thu mua thủy sản đánh bắt xa bờ. Trong đó, ông vay vốn ngân hàng 32,8 tỷ đồng, trả trong thời hạn 15 năm. Thế nhưng, khi tàu đi vào hoạt động, ông Hoa mới biết rằng, tàu dịch vụ hậu cần không được phép vận chuyển, kinh doanh xăng dầu mà chỉ được chở đá, vật tư, ngư lưới cụ, lương thực thực phẩm và thu mua thủy sản. “Năm 2019, tôi lỗ gần 2 tỷ đồng. Do không còn đủ chi phí để hoạt động nên hiện nay tàu phải nằm bờ. Tôi cũng phải viết đơn xin gia hạn thời gian trả nợ số tiền 1,2 tỷ đồng tiền gốc vay ngân hàng”, ông Hoa buồn bã cho biết.

Gia đình ông Châu Văn Nhỏ (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Năm 2017, tàu dịch vụ hậu cần công suất 1.446CV trị giá 35 tỷ đồng của gia đình ông bắt đầu vươn khơi. Trong 2 năm 2017, 2018, tàu được vận chuyển, kinh doanh xăng dầu nên mỗi chuyến biển ông vẫn có lãi và trả nợ ngân hàng theo đúng quy định. Nhưng kể từ khi phải thực hiện theo quy định mới, doanh thu từ các dịch vụ cung cấp đá cây, thực phẩm và vận chuyển hải sản không đủ bù vào chi phí cho các chuyến vươn khơi. Để giảm bớt rủi ro, từ tháng 11/2019 đến nay, ông buộc để tàu nằm bờ. Đồng thời, trong quý II và quý III năm 2020, gia đình ông liên tục phải viết đơn xin khất nợ gốc ngân hàng với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. “Nếu tàu dịch vụ không được phép vận chuyển, kinh doanh xăng dầu để bán lại cho các tàu cá khác trên biển thì chúng tôi không có khả năng ra khơi nữa. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng của tỉnh, của Trung ương sớm có hướng giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu dịch vụ hậu cần hoạt động có hiệu quả”, ông Nhỏ nói. 

Ngoài trường hợp 2 ngư dân kể trên, có 2 trường hợp khác là ông Võ Thành Bắc và Lê Đức Bảy có tàu dịch vụ hậu cần thủy sản đóng mới theo Nghị định 67 từ năm 2017 đến nay hoạt động không hiệu quả.


Tàu hậu cần dịch vụ của ông Châu Văn Nhỏ, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền buộc phải nằm bờ do làm ăn thua lỗ.

Nhiều quy định chưa thống nhất

Theo Sở NN-PTNT, việc hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu khai thác, đánh bắt và dịch vụ hậu cần thủy sản là chủ trương đáp ứng kịp thời nguyện vọng của đông đảo bà con ngư dân đánh bắt xa bờ, giúp ngư dân bám biển, hoạt động khai thác dài ngày. Từ đó, góp phần đáng kể trong việc tăng hiệu quả chuyến biển, thúc đẩy kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay các tàu dịch vụ hậu cần thủy sản đóng mới theo Nghị định 67 của tỉnh đang phải nằm bờ, ngừng hoạt động do vướng các quy định của Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định 26/2019 của Chính phủ về thi hành một số điều Luật Thủy sản năm 2017, Thông tư số 47/2015 của Bộ Công thương về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu trên biển. 

Cụ thể, theo Thông tư 47/2015/TT-BCT thì điều kiện để các tàu dịch vụ hậu cần thủy sản được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển xăng dầu yêu cầu phải đặt, neo đậu cửa hàng xăng dầu trên mặt nước phải đúng quy định. Trong khi thực tế tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh chỉ cập bến trong một thời gian nhất định để xếp sản phẩm hải sản thu mua và lấy nguyên nhiên vật liệu, sau đó xuất bến, di chuyển thường xuyên liên tục trên biển.

Ngoài ra, theo Luật Thủy sản 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định tàu dịch vụ hậu cần thủy sản không có chức năng cung cấp, vận chuyển xăng dầu trên biển.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã có văn bản số 6252/UBND-VP và văn bản số 6253/UBND-VP kiến nghị Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT tháo gỡ vướng mắc về hoạt động kinh doanh xăng dầu đối với tàu dịch vụ hậu cần thủy sản đóng mới theo Nghị định 67. Tuy nhiên, phía Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT cho rằng, việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh xăng dầu cho các tàu dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh BR-VT vẫn phải tuân thủ theo các quy định pháp luật. Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương; trong khi đó, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên mặt nước cần phải phù hợp quy định của Bộ GT-VT.

Chính vì chưa có sự thống nhất để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên, tại cuộc họp ngày 16/9, ông Lê Tuấn Quốc đã giao Sở NN-PTNT phối hợp với Sở Công thương chủ trì tổng hợp các ý kiến của các sở, ngành và ngư dân, DN tham mưu UBND tỉnh để có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ để có hướng giải quyết những vướng mắc này đối với tàu dịch vụ hậu cần đóng mới theo Nghị định số 67.

Ông Đinh Cao Thượng, Phó trưởng Phòng Quản lý nghề cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, BR-VT đã phê duyệt đóng mới, đưa vào hoạt động 9 tàu dịch vụ hậu cần thủy sản vỏ thép. Hầu hết các tàu được lắp trang thiết bị hiện đại, chiều dài thân tàu và máy chính của các tàu có công suất rất lớn, phương tiện nhỏ nhất dài 30m, công suất máy 1.200CV, phương tiện lớn nhất có chiều dài lên đến 60m, công suất máy chính 1.600CV. Tổng kinh phí đóng mới của 9 tàu này là 324 tỷ đồng; trong đó, ngư dân vay các ngân hàng thương mại để đầu tư đóng mới là 298 tỷ đồng.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 06/10/2020
Song Hiếu
Đánh bắt

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 04:25 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 04:25 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:25 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 04:25 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:25 17/04/2024