Xuất khẩu thủy sản vẫn là điểm sáng

Mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thế nhưng ngành thủy sản Việt Nam từ đầu năm 2021 đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp vào tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

sơ chế ngao
Sơ chế ngao (nghêu) ở Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam tại Nam Định.

Khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay: 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thủy sản đạt 4,1 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, sản lượng khai thác thủy sản (KTTS) đạt 2 triệu tấn (tăng 1%); sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt 2,1 triệu tấn (tăng 4%). Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 4 tỷ USD. Ước sản lượng tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 371 nghìn tấn (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020). Diện tích thả nuôi cá tra đạt 1.750ha, sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020.

chế biến tôm
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tận dụng, khai thác rất tốt từ các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trưởng khá, 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu tăng tới 15% so với cùng kỳ năm 2020. Điểm đáng lưu ý là phần lớn mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều có mức tăng rất ấn tượng, ví dụ: Tôm tăng 13%; cá tra tăng 18%; cá ngừ tăng 24%; đặc biệt, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu, nghêu, ngao) dù kim ngạch xuất khẩu chưa cao so với các mặt hàng khác nhưng tốc độ tăng trưởng lại nhanh, tăng tới 45%. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các thị trường chính đều tăng trưởng mạnh: Nga tăng 61%; Mỹ tăng 37%; châu Âu tăng 21%; thị trường các nước tham gia CPTPP tăng 12%; chỉ duy nhất thị trường Trung Quốc giảm 6%. Hiện nay, xuất khẩu tôm Việt Nam đang đứng đầu về thị phần ở nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ. Kết quả này là nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn và những thị trường tiềm năng khác, đặc biệt là sự nỗ lực của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tận dụng, khai thác rất tốt từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức

Theo dự báo của các chuyên gia về ngành hàng thủy sản, nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Xuất khẩu tôm của Việt Nam những tháng cuối năm 2021 dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các FTA. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi từ thị trường xuất khẩu thì thủy sản Việt Nam cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Thách thức đầu tiên đối với ngành thủy sản là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, chế biến. Hiện dịch Covid-19 đã xuất hiện ở các địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp thủy sản đang căng mình để vừa bảo đảm sản xuất vừa chống dịch. Có những doanh nghiệp tính đến phương án công nhân ăn ở ngay trong nhà máy. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng bố trí ăn ở cho công nhân trong nhà máy. Tiếp đó là các khâu sơ chế, bảo quản còn bất cập, hạn chế, vấn đề gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC), đánh mã số vùng nuôi tôm, ao nuôi tôm...

Ông Nguyễn Quang Hùng cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu cả năm, Tổng cục Thủy sản xác định sẽ tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và kiểm tra tính xác thực của chứng thư các lô hàng xuất khẩu biên mậu, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, ngành thủy sản tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).

chế biến cá tra
Cá tra đã có sự kiểm soát, cấp mã số vùng trồng tốt. Ảnh: Báo Cần Thơ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, thủy sản là một lĩnh vực quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Về nuôi trồng, hai đối tượng chủ lực của ngành thủy sản là tôm và cá tra. Đến nay, cá tra đã có sự kiểm soát, cấp mã số vùng trồng tốt nhưng ngành vẫn phải kết nối các hệ thống nuôi xuyên suốt thành chuỗi ngành hàng hoàn chỉnh để nâng cao tính cạnh tranh cũng như gia tăng giá trị của sản phẩm. Với tôm, dư địa để tăng diện tích nuôi không còn, do vậy chỉ có thể tăng năng suất. Tuy nhiên, khâu kiểm soát giống còn nhiều bất cập cần có sự thanh kiểm chặt chẽ.

Riêng đối với vấn đề cấp mã số vùng nuôi tôm giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang bị vướng bởi Luật Đất đai, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiến nghị Chính phủ thời gian tới cho phép sửa đổi luật này, đồng thời sẽ chủ động cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ khó khăn, giúp các địa phương thực hiện việc đánh mã số vùng nuôi tôm, ao nuôi tôm, sớm đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu về việc truy xuất nguồn gốc tôm nuôi...

Đăng ngày 17/08/2021
Nguyễn Kiểm
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 18:54 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:54 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:54 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:54 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:54 20/04/2024