!

Gỡ nút thắt vay vốn Nghị định 67 cho ngư dân

Tác giả: ANTV | Đóng góp bởi: BT
19-10-2015 | duynhut | 1131 | Báo hỏng
Theo dõi kênh
Nghị định 89 có hiệu lực từ ngày 25/11/2015, có nhiều điểm mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngư dân như việc nâng cấp máy tàu có thể sử dụng máy thủy cũ, thay đổi thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất đối với từng loại tàu và một số quy định mới về chính sách bảo hiểm, thiết kế. Nghị định 89/2015 bổ sung quy định trường hợp nâng cấp máy tàu có thể sử dụng máy thủy mới hoặc máy thủy đã qua sử dụng theo quy định. Điều này rất phù hợp với nguyện vọng của ngư dân. Theo nhiều ngư dân, việc nâng cấp tàu sử dụng máy cũ còn chất lượng trên 80% vẫn đảm bảo cho việc đánh bắt của ngư dân. Thông thường, kinh phí trang bị máy cũ chỉ bằng 1/3 giá trị của máy mới nên ngư dân có thể tiết kiệm được kinh phí đầu tư.Ông Huỳnh Văn Minh, xã Nghĩa An, TP. Quảng Ngãi nói: "Bây giờ chính phủ đưa ra nghị định 89 co cho phép ngư dân sử dụng máy cũ khi nâng cấp tàu thì ngư dân rất phấn khởi. cải hoán tàu mà sử dụng máy cũ là tiết kiệm được 3 phần tiền, kinh phí ít, nhẹ vay nên ngư dân rất ưng". Nếu như theo quy định của Nghị định 67, thời hạn cho vay đóng mới, nâng cấp tàu gỗ và vỏ thép đều là 11 năm thì Nghị định 89 đã có điều chỉnh. Theo đó, trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu, thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất là 11 năm và 16 năm đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới. Năm đầu tiên sau khi giải ngân, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, nhà nước cấp bù số lãi vay của chủ tàu được miễn cho các ngân hàng thương mại.Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Ngãi cho biết: "Ngân hàng tiếp tục hướng dẫn bà con, đối với tàu vỏ thép theo nghị định 89 thì thời gian cho vay 16 năm thì ngân hàng sẽ làm việc với bà con để thay đổi thời gian vay để tạo điều kiện cho bà con. Đôi với tàu nâng cấp thì sẽ được sử dụng máy cũ, lâu nay theo nghị định 67 thì không cho phép. Do vậy theo quy định mới thì được vay nên ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để nâng cấp tàu có sử dụng máy cũ". Nghị định 89/2015 cũng đã sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ chi phí các thiết kế mẫu. Ngư dân sẽ được hỗ trợ 100% chi phí thiết kế tàu vỏ thép, vật liệu mới có công suất từ 400CV trở lên mà theo Nghị định 67 ngư dân không được hưởng ưu đãi này. Nghị định 89 tăng tỷ lê%3ḅ vốn vay tối đa đối với các chủ tàu đóng mới, ưu đãi lãi suất và điều chỉnh mức bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn có một số thay đổi về chính sách bảo hiểm, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu theo hướng phù hợp với thực tế.Ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi nói: "Nghị định ngày góp phần tháo gỡ những vướng mắc đối với ngư dân lau nay, nâng cấp tàu thì được sử dụng máy cũ, thời hạn cho vay thì được kéo dài theo hướng có lợi cho ngư dân. Tôi nghĩ vướng mắc đã được tháo gỡ thì ngư dân sẽ đăng ký vay vốn nhiều hơn. Do đó, chúng tôi sẽ tập trung thực hiện đẩy nhanh tiesn độ, nhất là đối với số tàu đã được tỉnh phê duyệt". Sau 2 năm triển khai Nghị định 67 của Chính phủ, đến nay, Quảng Ngãi đã phê duyệt khoảng 80 tàu, trong đó, số tàu đã được các ngân hàng thương mại ký hợp đồng tín dụng là 16 tàu. Số tiền cam kết cho vay là gần 100 tỷ đồng, 12/16 tàu đã được giải ngân với số tiền trên 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên hiện nay có 25 tàu đã làm đơn xin không tham gia. Do vậy, Nghị định 89 sẽ tạo điều kiện để Quảng Ngãi thực hiện đẩy nhanh việc giải ngân vốn cho ngư dân đóng tàu vươn khơi../.
Bình luận