!

Bến Tre: Suy thoái rừng phòng hộ ven biển

Tác giả: Truyền hình quốc hội | Đóng góp bởi: Diệu Linh - Đức Anh - Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại Bến Tre
29-10-2015 | duynhut | 1152 | Báo hỏng
Theo dõi kênh
Tình trạng nước biển xâm thực đang làm cho diện tích rừng phòng hộ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long bị thu hẹp lại. Hệ thống rừng phòng hộ ven biển xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre là một trong những điểm nóng về tình trạng này. Mặc dù vậy, một giải pháp căn cơ, hữu hiệu vẫn chưa được tìm ra để hạn chế, khắc phục. Ghi nhận của nhóm phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại Bến Tre.Xã Thừa Đức có hơn 230 ha rừng phòng hộ ven biển gồm cây đặc dụng như đước, bần, mắm, phi lao, nằm sát cửa biển nên bị xói lở nặng nề nhất. Theo thống kê, từ năm 2011 đến năm 2014, đã có 26 ha rừng bị mất và con số này vẫn đang tiếp tục tăng với tốc độ nhanh chóng. Trước tình trạng này, địa phương đã triển khai trồng 60 ha rừng mỗi năm, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời, “lở đâu chạy đó”. Thậm chí nhiều ha rừng vừa trồng bị mất trắng trước áp lực của những cơn sóng dữ.Nếu như 5 năm trước đây, khoảng cách từ đai rừng đến chân đê là 300m thì bây giờ, biển đã lấn sát vào mép đê, rất nhiều diện tích rừng còn lại đang bị vùi lấp dần trong cát. Ước tính tại khu vực xã Thừa Đức, mỗi năm biển tiến sâu vào đất liền khoảng 20m và trồng rừng vẫn được xem là giải pháp khả thi nhất. Thế nhưng, do đất rừng và đất sản xuất của người dân xen kẽ nhau. Nhiều năm nay, Bến Tre rất quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ vì vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ an toàn cho đê biển cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. Trước tình hình này, vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư chống xói lở, gây bồi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển Thừa Đức nhằm tạo ra một dải rừng ngập mặn để bảo vệ hệ thống đê biển, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trồng rừng chỉ là giải pháp tình thế để cứu diện tích rừng ngày càng mất dần do biển xâm thực. Về lâu dài, cần có các giải pháp công trình kiên cố; trong đó, đặc biệt coi trọng trồng rừng ven biển là bộ phận không thể tách rời của hệ thống đê biển.
Bình luận