Hệ lụy phong trào nuôi tôm tự phát ở Lăng Cô
Tác giả: ANTV | Đóng góp bởi: BT
21-12-2015 | duynhut | 1147 | Báo hỏng
Theo dõi kênh
Trước tình trạng gần 100 hộ dân tự ý đào ao nuôi tôm trái phép, sai quy hoạch dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đầm Lập An và vịnh Lăng Cô. Chính quyền địa phương đã có các biện pháp xử lý, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc xử phạt chứ không thể cưỡng chế chấm dứt hành vi trái phép này được. Đây đang là một bài toán nan giải của chính quyền huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.Với tư tưởng làm giàu chớp nhoáng nhờ nuôi tôm chân trắng, phong trào tự phát của người dân huyện Phú Lộc nhanh chóng trào lưu này lan rộng, người này rỉ tai người kia. Thế là từ đó rất nhiều bể nuôi tôm tự phát mọc lên, bất chấp nhiều lời cảnh báo về nguy cơ thua lỗ, cùng các biện pháp xử phạt của chính quyền địa phương.
Anh Đặng Trường Sơn – Phó chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, nói chung là ngày trước chưa có cái quyết định 72 của tỉnh ý thì các cái hộ dân tự phát nuôi tôm chân trắng thì cấm, nhà nước cấm nên là ủy ban cũng tăng cường công tác kiểm tra xử lý các hộ này. Thế còn sau khi có quyết định 72 của tỉnh thì người dân họ cũng có cái cơ sở để họ tự phát, xây dựng nên cũng hơi nhiều.
Cuối năm 2014, để quản lý việc nuôi tôm chân trắng, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành quyết định số 72 “Quy định về nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và Lăng Cô”. Theo đó, chính quyền cấp huyện sẽ được toàn quyền về quyết định hướng phát triển cũng như chọn giống cây trồng vật nuôi.
Với tâm lý “ đi trước đón đầu” xu thế phát triển của địa phương, người dân đã tự ý vay vốn đào ao, xây bể và nhập tôm về nuôi. Trong khi huyện vẫn chưa đủ cơ sở hạ tầng, cùng những quy hoạch cụ thể chi tiết về mô hình nuôi trồng.
Ông Hồ Trọng Cầu – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế lý giải, vì cái công việc, vì đời sống, họ một mặt cũng xin phép nhưng một mặt là khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền thì họ tự động họ triển khai, trong đất vườn của họ, họ làm hồ, kể cả một số trường hợp là lấn chiếm mặt nước. Các hộ cơ bản là vốn đầu tư vốn liếng nó hơi lớn vì vậy là họ có cam kết là cho họ. Bên cạnh việc huyện lập biên bản đình chỉ cùng với quyết định xử lý vi phạm hành chính các cái trường hợp vi phạm, nhưng đến cái bước xử lý cưỡng chế thì do vốn liếng bà con người ta bỏ ra nhiều quá nên họ cũng cam kết là cho họ nuôi kết thúc vụ.
Với số vốn bỏ ra cho mỗi bể nuôi tôm là khoảng 250 triệu đồng, trung bình mỗi hộ có từ 2 đến 4 bể. Một số vốn quá lớn đối với một hộ nông dân, chính vì vậy, không thể cưỡng chế xử lý 97 hộ vi phạm này mà phải chờ đến khi kết thúc vụ tôm năm nay. Và có ai dám chắc một vụ tôm các hộ này có thể thu lại được số vốn ban đầu.
Rồi câu chuyện, cùng những bất cập sẽ phát triển và đi đến đâu? Đây đã và đang là một bài toán hóc búa và cũng là một bài học cho các cấp chính quyền cũng như người dân huyện Phú Lộc.
Bình luận