!

Mỹ thất hứa, cá da trơn Việt Nam bị “phục kích thương mại”

Tác giả: VTV1 | Đóng góp bởi: Han_Lam
25-12-2015 | Han_Lam | 991 | Báo hỏng
Theo dõi kênh
Việt Nam có khả năng sẽ kiện Mỹ lên WTO sau khi quốc gia này đưa ra chính sách đi ngược lại thỏa thuận với Việt Nam về chương trình kiểm soát cá da trơn trong TPP. Mới đây, tờ Nhật báo Phố Wall đã đăng bài viết mang tiêu đề “Cuộc phục kích thương mại cá da trơn” có nội dung đề cập đến việc Việt Nam có cơ hội thắng khi kiện Mỹ lên WTO. Theo bài viết, Mỹ đã thất hứa với Việt Nam vào đúng thời điểm hai nước vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cụ thể, khi công bố thông tin về chương trình giám sát cá tra Việt Nam vào khoảng 1 ngày trước ngày lễ Tạ ơn, giới quan chức ở Washington kỳ vọng sẽ không có ai chú ý bởi chính sách này sẽ khiến cá da trơn nhập khẩu tăng giá và ảnh hưởng tới người tiêu dùng Mỹ. Đồng thời, chính sách cũng đi ngược lại những thỏa thuận vừa được thống nhất giữa hai nước trong TPP. Khi công bố TPP, Mỹ đã hứa với Việt Nam rằng chương trình kiểm tra cá da trơn sẽ không mâu thuẫn với nghĩa vụ của Mỹ theo thỏa thuận của WTO. Tuy nhiên, chương trình giám sát này có nhiều khả năng sẽ vi phạm lời hứa của Mỹ do chỉ chọn giám sát đúng một sản phẩm với mục đích kiểm soát, gây khó theo cách đặc biệt mà không có lý do khoa học thuyết phục nào. Thực chất, ý tưởng này đã có từ năm 2008 khi các nhóm bảo hộ vận động để lồng vào Đạo luật Nông trại quy định chuyển việc quản lý cá da trơn và chỉ mình loại cá này từ Cơ quan Thực phẩm & Dược phẩm FDA sang Bộ Nông nghiệp USDA. Mục đích chính của đề xuất này là giúp tăng phí kiểm tra lên cao khiến các công ty nước ngoài khó có thể cạnh tranh bởi USDA sẽ kiểm tra 100% cá nhập khẩu thay vì FDA chỉ kiểm tra từ 1 - 2%. Lấy ý tưởng từ bài viết về vụ việc rất đáng chú ý này được nhà báo Nguyễn Vạn Phú điểm trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, chương trình Vấn đề hôm nay sẽ mang tới cái nhìn sâu sắc hơn về tính hai mặt của hội nhập. Đó là một cuộc chơi mà luật chơi WTO, còn được gọi là thương mại công bằng, đôi khi phải nhường chỗ cho những toan tính về lợi ích kinh tế và chính trị.
Bình luận