Giao thông đường thủy nội địa ĐBSCL - Từ khó khăn thành thế mạnh
Tác giả: VTV1 | Đóng góp bởi: duynhut
24-01-2016 | duynhut | 1269 | Báo hỏng
Theo dõi kênh
Âu Rạch Chanh, kênh Chợ Gạo, phà Đại Ngãi là những công trình đã, đang và sẽ phá vỡ nút thắt cổ chai trên các tuyến đường thủy nội địa của vùng Tây Nam Bộ rộng lớn. Nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long, người ta nghĩ ngay đến vùng đất nối liền bằng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Đó từng là điểm nghẽn cho sự phát triển kinh tế của vùng. Làm thế nào để biến cái khó thành thế mạnh? Làm thế nào để nâng tầm vai trò giao thông đường thủy ngang hàng cùng đường bộ, đường hàng không? Đó là những câu hỏi cần tìm lời giải trong suốt một thời gian dài giao thông thuỷ nội địa "mắc cạn" trên tiềm năng.
Xác định vai trò quan trọng là giao thông cho tàu bè qua lại thông suốt trên hành lang đường thủy số 2, từ chủ đầu tư đến các nhà thầu đều đang tập trung hết công lực hoàn thành dự án âu tàu Rạch Chanh đúng tiến độ. Cùng với âu Rạch Chanh, kênh Chợ Gạo và phà Đại Ngãi là những công trình đã, đang và sẽ phá vỡ nút thắt cổ chai trên các tuyến đường thủy nội địa của vùng Tây Nam Bộ rộng lớn. Đặc biệt quan trọng, dự án trọng điểm quốc gia luồng tàu biển tải trọng lớn với tổng vốn đầu tư 9.781 tỷ đồng đã vào giai đoạn cán đích. Đây là luồng tàu duy nhất ở miền Tây Nam Bộ có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 tấn, đáp ứng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu từ 21 - 22 triệu tấn/năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Mỗi năm, Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu 10 triệu tấn hàng hóa nhưng có đến 70% lượng hàng phải vận chuyển bằng đường bộ lên TP.HCM và chịu thêm giá cước. Vì vậy, việc đưa vào khai thác các công trình giao thông đường thủy sẽ góp phần khai thác triệt để tiềm năng vùng châu thổ Tây Nam Bộ, làm giảm áp lực đối với giao thông đường bộ và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm toàn vùng.
Thẻ
Bình luận