Nhiệt độ môi trường nước trong nuôi tôm

Linh Lê
Cập nhật 02/03/2017

1.      Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tôm nuôi.

Tôm-cá thuộc loài máu lạnh nên nhiệt độ cơ thể tôm-cá thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

Nhiệt độ ao nuôi ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: khả năng sinh trưởng và phát triển (hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn..) khả năng miễn dịch của tôm đối với mầm bệnh.

Nhiệt độ tối ưu trong nuôi tôm sú 28-30oC, nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ 25-30oC.

Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ 28°C nhưng tôm phát triển tương đối chậm, trên 30°C tôm phát triển nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus). Nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, nhiệt độ trong ngày nếu biến động hơn 3oC - 5oC sẽ làm cho tôm giảm ăn. Nếu nhiệt độ thấp hơn 25oC tôm sẽ ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ lớn chậm hoặc không lớn.

Tôm thẻ phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ 27oC

2.      Chu kỳ nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường nước thay đổi theo khí hậu mỗi mùa và tùy từng vùng lãnh thổ.

Do vậy để tôm sinh trưởng và phát triển tốt và giảm nguy cơ nhiễm bệnh của tôm phải thả giống khi nhiệt độ thích hợp.

Vụ chính của 3 miền của Việt Nam là khác nhau: Miền Bắc vụ chính rơi vào giữa tháng 4 dương lịch, miền Bắc Trung bộ và Trung bộ là tháng 3-4, miền Nam tháng 2-3 dương lịch.

3.      Hướng xử lý khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.

✓    Luôn giữ mực nước 1.5-1.7m để ổn định nhiệt độ cho ao nuôi.

✓    Tăng cường chạy quạt để giảm sự phân tầng nhiệt độ.

✓    Bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm trong những ngày nắng gắt hoặc mưa âm u. Bổ sung Vitamin C, β-glucan. nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm.

✓    Giảm 30-50% lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nắng gắt, mưa âm u nhiều ngày.

✓    Thường xuyên theo dõi sức khỏe động vật nuôi để can thiệp kịp thời

Tài liệu tham khảo
Thẻ