San hô lỗ đỉnh Đài Loan

: Formosa Staghorn Coral
: Acropora formosa Dana, 1846
: Acropora arbuscula
Phân loại
Acropora formosaDana, 1846
Ảnh San hô lỗ đỉnh Đài Loan
Đặc điểm

Tập đoàn dạng cành cây. Cành mọc dày, tương đối thẳng, thường có đường kính 2cm. Sự phân cành không quy luật. Polyp bên thay đổi từ dạng ống đến chìm, miệng hình tròn hoặc ovan, kích thước bằng nhau hoặc rất khác nhau xếp xen với nhau. Chúng có thể lồi ra tới 5mm, nhưng nhỏ, đường kính lỗ 0,6 - 1,2mm. Polyp trục có đường kính 3mm, lỗ đỉnh 0,6 - 1,2mm. Mẫu sống màu vàng nhạt, nâu hoặc xanh, đỉnh cành màu trắng hoặc xanh.

Phân bố

Trong nước: Quảng Ninh (Hạ Long, Cô Tô), Hải Phòng (Cát Bà, Bạch Long Vỹ), các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị (Cồn Cỏ) đến Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), các đảo Tây Nam Bộ và quần đảo Trường Sa.

Thế giới: Vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương (từ Biến Đỏ, Mađagasca tới đảo Pôlynêxia thuộc Pháp và từ Papua Niu Ghine đến Ôkinaoa và Amami Nhật Bản).

Tập tính

Thuộc nhóm san hô tạo rạn, tập trung phân bố ở ven bờ nước nông cả phía chắn sóng và phơi sóng.

Sinh sản

Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo rạn ở vùng rạn nông. Có thể làm hàng mỹ nghệ, trang trí bể cá cảnh, làm vật liệu xây dựng.

Hiện trạng

Hiện đang bị khai thác bừa bãi. Là loài nhạy cảm, dễ bị chết hàng loạt khi môi trường sống thay đổi, vùng phân bố bị thu hẹp dần do ô nhiễm môi trường ven bờ, đặc biệt do nước đục và độ muối thấp.

Không khai thác san hô sống làm mỹ nghệ và vật liệu xây dựng, bảo vệ rừng trên đảo và rừng đầu nguồn, không khai thác cá trên rạn bằng chất độc, chất nổ, không kéo lưới cào gần chân rạn san hô.

Tài liệu tham khảo
  1. Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 55
  2. http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=23&loai=1&ID=6166. Ngày 13/10/2013.
  3. http://eol.org/pages/1006840/names/synonyms
Cập nhật ngày 15/10/2013
bởi
Xem thêm