Cá linh ống

:
: Cirrhinus jullieni Cuvier, 1833
: Tham khảo: http://www.fishbase.org/comnames/CommonNamesList.php?ID=27148&GenusName=Cirrhinus&SpeciesName=jullieni&StockCode=21233
Phân loại
Cirrhinus jullieniCuvier, 1833
Ảnh Cá linh ống
Đặc điểm sinh học

Không có gai vây lưng. Có 14 – 16 tia vây lưng mềm. Có 34 -35 đốt sống. Râu hàm dưới phát triển có chiều dài hơn một nửa đường kính mắt, không có râu hàm trên. Có nhiều đặc điểm giống với loài cá linh rìa C. molitorella có kích thước lớn hơn, chỉ khác nhau về màu sắc ở một số bộ phận. Có 65-68 lược mang ở vòm mang đầu tiên. Có đốm đen mờ trên thân cá nằm trên vây ngực, môi trên mịn, môi dưới yếu và có gai thịt nhỏ. Hậu môn và thùy đuôi dưới thường có màu đỏ sáng. Cá Linh ống trưởng thành có mình tròn, cỡ 8 - 5 cm, con lớn nhất dài 22 cm, nặng 160g.

Phân bố

Cá Linh ngoài phân bố ở hạ nguồn sông Mekong và sông Chao Praya gồm  Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan. Ngoài ra cá linh còn phân bố tại một số vùng ở Inđônêxia và Malaysia.

Tập tính

Các loài Cirrhinus chiếm ưu thế ở trung và hạ lưu sông Mekong là loài cá có tuổi đời ngắn, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên thay đổi hàng năm của sông Mekong. Cirrhinus đẻ trứng vào đầu mùa lũ, trứng và ấu trùng di chuyển theo dòng nước đến vùng ngập kiếm ăn và sinh trưởng.

Khi bắt đầu mùa khô, chúng từ vùng ngập nước đang xuống, quay trở lại sông và bắt đầu cuộc di cư đi tìm nơi ẩn náu vực sâu trong lưu vực. Khi mùa lũ tiếp theo chúng thành thục và bắt đầu sinh sản. Thức ăn tìm được trong dạ dày cá linh chủ yếu là mùn bã hữu cơ, phiêu sinh thực vật.

- Cá linh ống ngoài ăn phiêu sinh thực vật, vật chất hữu cơ thỉnh thoảng còn ăn sinh vật đáy và động vật không xương sống. Ngoài ra cá còn ăn thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, sinh vật đáy và phiêu sinh động vật.

Bậc dinh dưỡng: 2,5   ±0,24

Khả năng phục hồi quần thể: trung bình. Có thể nhân đôi quần thể trong 1,4 – 4,4 năm

Sinh sản

Bãi đẻ của cá linh thường ở ngã ba sông, ven cồn, nơi nước chảy cá linh thành thục ở chiều dài 11cm. Một cá linh cái có chiều dài 12,9 - 20 cm có thể đẻ 23.500 - 90.500 trứng. Trứng nở thành cá bột khoảng 13 giờ ở nhiệt độ 26,8 độ C.

Hàng năm bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 12 cá linh từ các đồng ruộng theo các kênh rạch đổ ra sông lớn (sông Tiền, sông Hậu) rồi ngược dòng lên thượng nguồn để sinh sản. Bắt đầu từ tháng 7 cá linh non (chiều dài từ 1,5 - 3,0 cm) theo dòng nước xuống địa phận Việt Nam theo các kênh rạch vào đồng ruộng để sinh sống.

Đến tháng 11 - 12 cá linh từ đồng ruộng theo kênh rạch đổ ra sông lớn (sông Tiền, sông Hậu) rồi ngược dòng lên thượng nguồn trở về sông Tonle Sap .

Hiện trạng

Mức độ cần được bảo vệ: trung bình.

Cá có giá trị kinh tế nhưng sản lượng cá Linh ngày càng giảm sút rõ rệt, cần phải có biện pháp để bảo vệ. Vì vậy cá linh bị cấm khai thác vào mùa cá sinh sản từ 01/04 đến 01/06.

Phân biệt cá linh ống non và cá trôi Ấn Độ:  theo kỹ sư thủy sản Triệu Thị Yvane, Trung tâm giống thủy sản An Giang 

Cá trôi khi còn nhỏ (cỡ đầu đũa) nhìn na ná như cá linh non .Cá trôi có đầu to, mình dẹp, vây kỳ màu đỏ, đuôi màu đen, hàng vảy trên sống lưng màu sậm đen; trong khi cá linh ống thì đầu mình thon tròn, vây kỳ và cả mình đều màu trắng. Người không thường xuyên tiếp xúc với cá thì khó phân biệt”.

Tài liệu tham khảo
Cập nhật ngày 01/12/2013
bởi Hoàng Hải dịch
Xem thêm