Cá ông chuông
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Có dạng cơ thể thon dài, phần trán phía trước tròn và không có mỏ làm cho phần đầu trông giống quả chuông. Vây lưng mảnh dẻ, chóp hơi tròn và cong về phía sau như lưỡi liềm. Vây bơi có bìa mép lượn cong; có lẽ đây là đặc tính khác biệt nhất của loài này. Loài có kích thước lớn, con trưởng thành có thể đạt tới 5 - 6 mét, toàn thân có màu xám đến đen, giữa đầu và ngực như có một giải màu xám trắng phân cách, đôi khi trên đầu có những vùng màu nhạt hơn. Mỗi hàm có từ 7 - 12 đôi răng lớn hình nón, tiết diện ngang của răng hơi tròn.
Phân bố
Trong nước: Vịnh Hạ Long, Khánh Hoà (có mẫu ở Bảo tàng Hải dương Học Nha Trang), Côn Đảo.
Thế giới: Vùng biển ấm nhiệt đới, gần vùng xích đạo.
Tập tính
Thường sống ở vùng biển khơi, sinh học sinh sản chưa được biết rõ, con mới sinh dài từ 1,50 - 2,0 m. Thức ăn chủ yếu là cá nổi và mực, đôi khi chúng tấn công cả các loài thú biển khác để ăn thịt. Loài này thường đi thành đàn từ 10-60 con, có khi nhiều hơn. Mặc dầu có kích thước lớn nhưng chúng bơi nhanh, linh hoạt và khôn khéo giống như các loài Cá heo có kích thước nhỏ.
Sinh sản
Con cái có thể đạt kích thước tối đa 5,1 m chiều dài và cân nặng 1.200 kg, trong khi những con đực lớn nhất có thể đạt 6,1 m và cân nặng 2.200 kg.
Hiện trạng
Loài thú biển qúy hiếm và có giá trị nghiên cứu khoa học, giúp cân bằng sinh thái tự nhiên trong môi trường biển.
Loài này không gặp thường xuyên ở vùng biển nào, nên khó xác định diện tích phân bố. Thỉnh thoảng chúng bị mắc cạn dạt vào bờ hoặc các hải đảo.
Ở các vùng biển Việt Nam có tục lệ an táng và thờ cá ông khi cá dạt vào bờ, nhiều nơi còn có nghĩa địa riêng cho cá ông.
Tài liệu tham khảo
1. http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=7&loai=1&img=1&ID=5991
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_%C3%B4ng_chu%C3%B4ng
3. Ảnh: Google Sites