Rong sụn
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Rong hình trụ tròn các nhánh mọc cách không đều, đỉnh các nhánh thường nhọn. Đường kính của nhánh từ 6-8 mm. Chiều cao bụi rong tối đa lầ0-70 cm. Tản rong có màu nâu vàng hay xanh lục
Phân bố
Môi trường sống của rong Sụn có nhiệt độ từ 25-28oC, độ mặn 28-30‰, độ sâu 0,8-1m, cường độ chiếu sáng 30.000-50.000 lux, độ pH 7,5-8,5 và chất đáy là san hô, sỏi đá, cát thô.
Là loài rong nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam tháng 2 năm 1993. Hiện được trồng ở một số tỉnh Miền trung và Miền Nam. Ở Miền Bắc mới thử nghiệm trồng ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Nghệ An. Phân bố ở các nước Philippines, Nhật Bản, Indonesia, Polynexia, Pháp.
Tập tính
Rong sụn sinh trưởng nhanh từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.
Sinh sản
Rong sụn sinh sản theo 3 hình thức: vô tính nhờ bào tử, sinh sản dinh dưỡng và sinh sản hữu tính. Trong nuôi trồng rong sụn thì hình thức sinh sản dinh dưỡng là chủ yếu
Hiện trạng
Rong sụn là nguyên liệu để chiết suất carrageenan - một loại keo có giá trị sử dụng rất lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp dệt, dược phẩm, công nghệ sinh học và sản xuất thức ăn chăn nuôi... Giá rong khô ở thị trường nội địa là 30-40 ngàn đồng/kg.