Cá hồng đỏ
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Thân hình thoi, dẹt bên, chiều dài thân bằng 2,4 – 2,6 lần chiều cao; đầu to, miệng rộng, hàm trên mỗi bên có 02 răng nanh. Thân phải vảy lược cứng, có cả ở má và nắp mang. Thân cá màu đỏ tươi, phía bụng hồng nhạt, các vây màu đỏ, rìa sau vây đuôi màu đen xám. Chiều dài lớn nhất 81,6 cm, thông thường là 40 ÷ 50 cm.
Phân bố
Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: Vịnh Oman đến Đông Nam, phía bắc đến nam Nhật Bản và phía nam đến bắc Australia. Loài này được nhiều tác giả quy cho là Lutjanus malabaricus (non Schneider) hoặc L. altifrontalis. Có ở các vùng biển Việt Nam từ Bắc đến Nam.
Tập tính
Thường sống sát đáy ở những vùng có rạn đá, đá sỏi, rạn san hô, nền đáy cứng có độ sâu từ 5 – 100m. Cá chưa trưởng thành có chiều dài thân khoảng 2,5cm sống trong các vùng nước nông có nhiều bùn.
Cá sinh trưởng nhanh trong mùa hè, nhiệt độ từ 25 – 300C. Thức ăn chính là các loài cá tạp và một lượng nhỏ giáp xác, mực và các động vật không xương sống khác. Chúng thường tìm mồi vào ban đêm.
Sinh sản
Hiện trạng
Đã được nuôi ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hawaii, Philippines, Thái Lan và Malaysia. Ở Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo loài này. Giống được thu gom từ tự nhiên và nuôi trên bè nổi và ao đầm.
Tài liệu tham khảo
- www.wikiperdia.com
- www.efishalbum.com
- Nguyễn Văn Toàn, 2002. Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ Việt Nam. SUMA