Bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Cập nhật 22/08/2017

1. Bệnh đục cơ, cong thân

bệnh trên tôm, bệnh đục cơ, bệnh hoại tử cơ, đục cơ và cong thân

1.1. Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh

- Nguyên nhân của bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước, hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý... dẫn đến đục cơ và cong thân, nên người nuôi tôm thường gọi là bệnh đục cơ, cong thân.

- Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở TTCT 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân.

- Khi tôm bị bệnh nặng sẽ xuất hiện hoại tử thân, dễ nhận ra nhất là khi tôm búng sẽ bị gãy thân đứt làm đôi...

- Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của TTCT.

1.2. Cách phòng trị bệnh

Phòng bệnh

Vì nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi, không để thiếu ô-xy, khí độc tích trữ đáy ao cao. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép. Không để tôm sốc độ mặn hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột

- Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung khoáng rất tốt để phòng ngừa và đặc trị bệnh, lựa chọn kháng của các nhà sản xuất uy tính, tạt xuống ao nuôi lúc chiều mát định kỳ 2 - 3 ngày tạt 1 lần.

- Kết hợp với khoáng cho ăn dùng 2 - 3g/ kg thức ăn, định kỳ 2 - 3 ngày/lần, sử dụng khoáng cho ăn thường xuyên còn giúp phòng ngừa các bệnh về cơ, thân, vỏ.

Trị bệnh

- Khi tôm bị bệnh này thì sử dụng khoáng tạt cao cấp phòng và đặc trị đốm đen, trắng lưng, cong thân, đục cơ với tỷ lệ 5 kg/1.000 - 1.500m3 nước, tạt xuống ao nuôi lúc khoảng chiều mát, sử dụng liên tục từ 3 - 5 ngày.

- Bên cạnh đó kết hợp dùng khoáng cho ăn đặc trị trắng lưng, cong thân, đục cơ. Cho ăn 2 lần/ngày, sử dụng liên tục 3 -5 ngày.

2. Bệnh hoại tử cơ (IMNV)

bệnh trên tôm, bệnh đục cơ, bệnh hoại tử cơ, đục cơ và cong thân

2.1. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ

- Bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis-IMNV) do virus gây ra.

- Bệnh thường xuất hiện ở TTCT giai đoạn 40 - 45 ngày tuổi trở lên.

- Biểu hiện ban đầu: Phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao (khoảng từ 40 đến 70%).

- Bệnh hoại tử cơ thường có thể xuất hiện sau khi chài tôm, sự thay đổi đột ngột độ mặn hay nhiệt độ gây sốc tôm... Tôm chết nhưng ruột đầy thức ăn, ngay trước thời điểm bị các yếu tố gây sốc trên.

2.2. Cách phòng, trị bệnh

- Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc đặc trị.

- Cách phòng trị tốt nhất là vệ sinh ao cẩn thận trước và sau vụ nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để giảm ô nhiễm và giảm sự phát sinh mầm bệnh, có thể khử trùng nước định kỳ để giảm virus và vi khuẩn trong ao, sau đó dùng chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh trong ao.

- Tăng cường vitamin và khoáng chất giúp tôm khỏe và đề kháng tốt với sự thay đổi môi trường cũng như sự tấn công của dịch bệnh.

-  Chú ý luôn đảm bảo lượng ô-xy đầy đủ khi nuôi TTCT từ 4 mg/l trở lên, nhất là nuôi với mật độ cao.

- Có thể dùng thuốc diệt khuẩn như iodine... , sử dụng kết hợp khoáng ăn với khoáng tạt.

Tài liệu tham khảo

http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/ky-thuat-thuy-san/benh-duc-co-va-hoai-tu-co-tren-tom-the-chan-trang_t114c104n15815

Thẻ