Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm từ giống nhân tạo trong ao đất - Phần 2
MH
6. Quản lý ao nuôi:
- Cho ăn: Cua nuôi trong ao phải cung cấp thức ăn hàng ngày. Thức ăn chủ yếu là cá vụn, còng, ba khía, đầu cá,… Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% trọng lượng cua, cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi tối. Mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ 17 – 19 giờ. Vì cua còn nhỏ nên phải băm nhỏ thức ăn trước khi cho ăn.
- Cách cho ăn: thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Sau 2 – 3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.
Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.
Hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói. Nếu cua lớn bị đói sẽ ăn thịt cua nhỏ. Vì vậy, nuôi cua phải có thức ăn dự trữ. Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức ăn khô: cá vụn, tép phơi khô. Trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước 20 phút cho cá mềm ra rồi cho ăn.
7. Chăm sóc:
- Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trong đối với cua, nhất là nuôi mật độ đáy cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thủy triều lên xuống hằng ngày cần thay nước thường xuyên. Mỗi ngày thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần, kết hợp kiểm tra ao. Nước mới thay trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
- Trong thời gian nuôi, khoảng 02 tuần/lần bắt cua cân, đo để xem sinh trưởng, tình trạng của cua: cua khỏe nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ; xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.
- Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn, do đó, việc thay nước, thường xuyên kiểm tra môi trường rất quan trọng.
- Trong một số trường hợp, đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao: cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối ra ngoài.
8. Phòng bệnh và dịch hại:
- Trong nuôi thủy sản, cua được xem là loài ít bị bệnh tật nhất so với tôm cá. Tuy nhiên, cũng có nhiều trương hợp cua bị bệnh và các bệnh này cũng tương tự như bệnh ở tôm biển và tôm càng xanh.
- Trong tự nhiên, tỷ lệ mắc bệnh của cua thấp. Khi chúng ta chuyển từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, mật độ cua tăng lên sẽ dẫn đến tỷ lệ bệnh ngày một cao. Vì vậy, người nuôi cua phải nắm được các biện pháp phòng trừ bệnh.
- Một số bệnh do vi khuẩn và virus cũng đã được phát hiện ở cua. Các bệnh đen mang, đóng rong ở cua có các triệu chứng như: cua bò ăn, rong bám trên thân, kiểm tra mang thấy có nhiều vết đen sậm. Ngoài ra, cua còn bị một số loài nguyên sinh động vật gây ra như Barnacle bám dày đặc trên mang. Trường hợp nuôi cua trong nước quá lạt cũng có thể gây ra hiện tượng cua bị bẫy lột vỏ.
- Khi các vi khuẩn gây bệnh cho cua, ta thấy chân và hậu môn của cua bị viêm đỏ. Cua đi lại chậm chạp và kém ăn.
- Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về bệnh và biện pháp phòng trị vẫn chưa được phổ biến. Dù sao, những thất thoát do bệnh cua trong nuôi thương phẩm chưa đáng ngại lắm so với sự ăn nhau bà đào tẩu của chúng.
Phòng bệnh:
- Thả cua với mật độ phù hợp.
- Quản lý môi trường tốt giúp cua phát triển nhanh, khỏe mạnh.
- Cho cua ăn từ đủ tới thiếu, cho ăn quá dư sẽ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Phòng dịch hại:
- Làm rào chắn xung quanh ao thật kỹ, tránh các địch hại xâm nhập ăn cua lúc cua lột.
9. Thu hoạch:
Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên. Cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn, được giá thì thu hoạch cua để bán.
Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khỏe mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ được giá hơn.
Nuôi cua thương phẩm từ cua con, thời gian từ 3 - 6 tháng thường tỷ lệ hao hụt tương đối lớn (40 - 60%) nhưng trọng lượng cua tăng từ 3 - 4 lần (tăng từ 60 - 80g/con lên 250 - 350g/con).
Một số điểm cần chú ý để nuôi cua thành công:
- Cua giống phải đồng cỡ, thả cùng một lúc;
- Phải có đủ nguồn nước sạch để thay thường xuyên;
- Phải có đủ nguồn thức ăn tươi sống;
- Phải có đăng chắn ở trên bờ ao;
- Trong ao phải có các ụ chà làm nơi trù ẩn cho cua.
Tài liệu tham khảo
TTKN Tp.HCM
Thẻ
- Kỹ thuật sản xuất giống cua biển
- Kinh nghiệm quản lý chăm sóc trong mô hình nuôi ghép cua với cá dìa
- Một số kinh nghiệm nuôi ghép cua với cá dìa (Phần 1)
- Yêu cầu kỹ thuật nuôi Cua biển giống Scylla paramamosain
- Chuẩn bị và cân đối thức ăn cho cua biển nuôi
- Quá trình sinh sản và phát triển của cua biển
- Lecithin tăng tỉ lệ sống Cua giống từ giai đoạn ZOEA 3 đến Cua 1
- Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm từ giống nhân tạo trong ao đất
- Kỹ thuật nuôi cua trứng theo hướng an toàn sinh học
- Tăng tỉ lệ sống cho cua ương từ giai đoạn Megalops đến cua 1