Kinh nghiệm quản lý chăm sóc trong mô hình nuôi ghép cua với cá dìa

Thành Nguyễn Theo Bản tin KNVN
Cập nhật 01/08/2019

1. Chăm sóc và quản lý

nuôi cua, mô hình nuôi cua, nuôi cua ghép cá, kỹ thuật thủy sản, kỹ thuật nuôi cua

a. Thức ăn và cách cho ăn

* Chỉ cho ăn đối tượng nuôi chính là cua.

- Thức ăn cho cua trong 7 ngày đầu:

+ Thành phần: cá tạp (80%), tôm (15%), dầu mực (1%), trứng gà (3%), khoáng vi lượng (1%).

+ Tất cả các nguyên liệu được trộn đều và xay mịn, sau đó hấp cách thủy. Thức ăn được cà qua mắt lưới cho phù hợp rồi tạt đều xung quanh ao.

+ Ngày cho ăn 4 lần vào các thời điểm: 8h, 11h, 17h và 22h. Lượng thức ăn chiếm 6 – 8% trọng lượng đàn cua.

- Từ ngày thứ 08 đến ngày thứ 15:

+ Thành phần: cá tạp (95%), dầu mực (1%), trứng gà (3%), khoáng vi lượng (1%). Tất cả được hấp chín rồi cà qua mắt lưới phù hợp để làm thức ăn cho cua.

+ Ngày cho ăn 4 lần vào các thời điểm: 8h, 11h, 17h và 22h. Lượng thức ăn chiếm từ 6 – 8% trọng lượng đàn cua.

- Sau ngày thứ 15:

+ Cua đạt kích cỡ 1,5 – 2 cm, cho cua ăn thức ăn tươi sống như cá tạp, nhuyễn thể hai mảnh vỏ,.. được băm nhỏ và hấp chín. Lượng thức ăn hàng ngày chiếm 4 – 6% trọng lượng đàn cua.

nuôi cua, mô hình nuôi cua, nuôi cua ghép cá, kỹ thuật thủy sản, kỹ thuật nuôi cua

- Sau 30 ngày:

+ Cua đạt trọng lượng 5 – 7 gam, chiều rộng mai từ 2,5 – 3,5 cm. Tỷ lệ sống đạt 70 – 75%.

+ Thức ăn chủ yếu là: cá vụn, ốc, đầu cá,... được hấp chín. Cho cua ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối. Lượng thức ăn buổi chiều tối tăng gấp đôi buổi sáng. Thức ăn được rải đều quanh ao để tránh cua tranh nhau.

+ Lượng thức ăn hàng ngày chiếm 4 – 6% trọng lượng đàn cua.

- Thường xuyên kiểm tra khả năng bắt mồi của cua để tăng, giảm nguồn thức ăn hợp lý. Nên dùng nhá để kiểm tra thức ăn sau khi cho ăn khoảng 2 – 3 giờ.

- Những ngày không có thức ăn tươi có thể dùng thức ăn khô như cá khô để tránh tình trạng cua thiếu thức ăn sẽ tranh ăn và cua lớn sẽ ăn thịt cua bé, gây hao hụt.

nuôi cua, mô hình nuôi cua, nuôi cua ghép cá, kỹ thuật thủy sản, kỹ thuật nuôi cua

* Đối với cá dìa, ngoài nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, thức ăn thừa của cua nên bổ sung thêm các loại rong như: rong tơ (Cladophora sp), rong lông cứng (Chaetomorpha sp), rong ống (Enteromorpha tubulosa), rong diếp (Ulva sp),... để làm nguồn thức ăn cho cá. Rong được thả trong khung nổi trên mặt nước đặt cách bờ 1,5 – 2 m. Lượng thức ăn chiếm 30 – 40% trọng lượng cá có trong ao. Thường xuyên quan sát khả năng sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ kiểm tra sự tăng trưởng của cá bằng cách lấy mẫu để đo chiều dài và cân trọng lượng.

b. Quản lý ao nuôi

- Quản lý môi trường:

+ Duy trì độ sâu mực nước ao nuôi trên 1m, lý tưởng nhất là 1,5m; màu nước nên có màu xanh lá cây pha nâu, nâu vàng hoặc xanh; pH nên duy trì trong khoảng 7,5 – 7,8 là tốt nhất.

+ Mỗi ngày thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao. Một tuần nên thay toàn bộ nước trong ao một lần. Nước sạch sẽ kích thích cua hoạt động, ăn nhiều và lột xác tốt.

- Theo dõi tăng trưởng:

+ Định kỳ 2 tuần/lần bắt cua và cá dìa để cân, đo kích thước nhằm theo dõi tốc độ sinh trưởng của cua và cá dìa. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh cần tìm rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Thời gian cuối vụ nuôi, lượng thức ăn tăng lên nên ao nuôi rất dễ ô nhiễm, cần thường xuyên thay nước, kiểm tra môi trường ao nuôi.

- Công tác bảo vệ chống thất thoát:

+ Thường xuyên kiểm tra ao, tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.

+ Khi cua nuôi được 3 – 4 tháng thì thường hay bò ra khỏi ao nên để ý tới một trong các nguyên nhân sau: mật độ cua quá dày, cua thiếu thức ăn, thời tiết thay đổi.

- Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ cua chết ra khỏi ao nuôi.

2. Phòng bệnh và địch hại

- Phòng bệnh:

+ Chọn con giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng và không mang mầm bệnh. Mật độ thả nuôi hợp lý.

+ Quản lý tốt môi trường ao nuôi giúp cho cua, cá sinh trưởng phát triển nhanh và khỏe mạnh.

+ Cho cua ăn vừa đủ, tránh tình trạng thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

+ Không cho cua ăn thức ăn tươi sống vì dễ đưa mầm bệnh vào ao nuôi qua con đường thức ăn.

- Phòng địch hại: Làm rào chắn xung quanh ao nuôi thật kỹ, tránh các địch hại xâm nhập ăn cua lúc cua lột.

3. Thu hoạch


Cua thương phẩm đạt 250 gam/con trở lên, cá dìa đạt 150 gam/con thì tiến hành thu hoạch. Có thể thu tỉa hoặc tháo cạn ao thu toàn bộ. Cua được giữ sống tránh gây thương tật, sẽ làm giảm giá trị của cua khi bán.

Tài liệu tham khảo

http://www.khuyennongvn.gov.vn

Thẻ