Kỹ thuật sản xuất giống sò huyết

Thu Hằng
Cập nhật 13/12/2018

quy trình kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống sò huyết do Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III nghiên cứu và hoàn thiện.

1. Chuẩn bị cơ sở nuôi:

    Hệ thống sản xuất giống sò huyết gồm:

    - 1 bể lọc 2 (m3)

    - 1 bể chứa nước 20 (m3)

    - 1 bể đẻ hình cầu, đáy trắng 1 (m3)

    - 1 bể ương ấu trùng nổi 18 (m3)

    - 1 bể ương ấu trùng đáy 90 (m3)

    - 1 bể nuôi cấy tảo 12 (m3)

2. Tuyển chọn sò bố mẹ và nuôi vỗ thành thục

    Sò bố mẹ phải có kích thước trên 25 mm theo chiều dài vỏ, tuyến sinh dục ở giai đoạn III,IV.

    Nuôi sò bố mẹ trong bể xi măng, cho ăn 2 lần /ngày các loại tảo đơn bào Chaetoceos sp, Nanochloropsis sp, Platymonas sp., Isochrysis sp. với mật độ 20.000 tế bào/ml. Có thể bổ sung thức ăn tổng hợp, bột ngũ cốc, men bánh mì, tảo khô… Tiến hành sục khí và thay nước hàng ngày. Thời gian nuôi vỗ từ 2-5 ngày.

3. Kích thích phóng tin, đẻ trứng

    Phơi sò dưới nắng râm từ 120-240 phút, sau đó kích thích bằng dòng nước chảy mạnh và liên tục từ 30-180 phút. Kích thích đẻ trong bể đẻ 1m3 bằng Composite với đáy trắng. Quan sát thấy sò mở miệng và thò chân ra ngoài thì dừng kích thích.

4. Thu trứng

    Nước biển qua xử lý cơ học và EDTA 10ppm cấp vào bể đẻ. Sau khi sò phóng tinh trứng và đẻ trứng khoảng 3-5 phút thì tiến hành chuyển trứng bằng dòng tự chảy qua lưới lọc 100 µm vào bể ương với miệng ống hút trứng cách đáy bể đẻ 15-25 cm nhằm loại bỏ chất thải của sò bố mẹ lơ lửng trong nước và trứng non, chất cặn bã lắng đáy. Đồng thời vừa hút san trứng vừa cấp thêm nước vào bể đẻ để kích thích sò tiếp tục đẻ trứng và làm loãng mật độ trứng, tinh trùng nhằm tránh hiện tượng đa tinh trùng, đóng vón trứng do mật độ quá cao.

5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng nổi 

    - Tiêu chuẩn về môi trường nước trong bể ương ấu trùng: nước trong sạch, không nhiễm bẩn, xử lý EDTA 10ppm, pH 7,5-8,5, độ mặn: 20-25‰.

    - Quản lý và chăm sóc ấu trùng nổi Veliger

    Mật độ ương: 2 con/ml

    Thức ăn: tảo đơn bào Nanochloropsis sp. mật độ 3000 tế bào/ml. Cho ăn 2 lần/ngày (8h và 14h). Sử dụng thức ăn tổng hợp, men bánh mì, tảo khô khi thiếu tảo. 

Siphon đáy và thay 30-50% nước 1 lần/ngày

    Quan sát hoạt động và dinh dưỡng của ấu trùng hàng ngày qua kính hiển vi. Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua quan sát lượng thức ăn có trong ruột ấu trùng.

    Đo kích thước ấu trùng để theo dõi sự sinh trưởng.

    Thuần hoá độ mặn thấp dần xuống 20‰ vào cuối giai đoạn sống trôi nổi (ấu trùng có điểm mắt).

    - Chuẩn bị chất đáy và chuyển ấu trùng

    Bùn non lọc sạch các loài địch hại như ốc xoắn, các tạp chất.

    Ngâm thuốc tím 10ppm và rửa sạch trước khi đưa vào bể.

    Chuẩn bị bể ương ấu trùng sống đáy: cho bùn vào bể, dày 2-5 cm

    Cấp nước có độ mặn 20‰ vào bể trước khi san ấu trùng 4-7 ngày.

    Siphon đáy bể ấu trùng nổi.

    Lọc ấu trùng bằng lưới 100 µm chuyển sang bể đã chuẩn bị sẵn chất đáy bùn.

6. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng bò và sò con

    Kiểm tra số lượng ấu trùng biến thái chuyển xuống sống đáy, đáy bùn và ấu trùng còn sống trôi nổi.

    Thay nước hàng ngày từ 40-60 % thể tích bể/ngày.

    Sục khí 24/24h.

    Hạn chế tối đa các thao tác gây sục bùn đáy.

    San thưa đảm bảo mật độ ương giống 6000-8000 con/m2 khi giống đạt kích thước > 2mm.

    Cho ăn hỗn hợp tảo đơn bào Chaetoceros sp., Isochrysis sp., Platymonas sp., Nanochloropsis sp. với mật độ 10.000 tế bào/ml, ngày 2 lần. Sử dụng thức ăn tổng hợp, bột ngũ cốc, tảo khô… những khi thiếu tảo.

7. Thu sò giống

    Thu hoạch sò giống khi đạt kích thước 5-7 mm.

    Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch: thùng, chậu nhựa dung tích 15l, 20l, có đường kính miệng rộng, lưới động vật phù du.

    Phương pháp thu hoạch: dùng ống xiphong hút bùn và sò con dưới đáy bể, lọc bùn qua sàng lưới giữ lại sò con.

    Xác định trọng lượng, kích thước trung bình của sò con thu hoạch.

8. Vận chuyển

    Vận chuyển khô, để ẩm (thời gian vận chuyển không quá 2 giờ) hoặc đóng trong túi nilon bơm ôxy (thời gian vận chuyển trên 2 giờ)

9. Nuôi cấy tảo đơn bào làm thức ăn cho sò huyết

    - Phân lập giống: giống được phân lập bằng 2 phương pháp chính:

        + Phương pháp pha loãng: mẫu tảo bị lẫn tạp được pha loãng bằng nước nuôi cấy sao cho chỉ có một hoặc vài tế bào trong ống nghiệm. Sau đó lặp lại với những ống nghiệm có tảo cần lấy phát triển nhiều và tốt nhất.

        + Phương pháp phân lập trên môi trường thạch: cấy tảo trên môi trường thạch 1,5%, sau đó để các đãi thạch dưới ánh sáng 2 đèn neon, khi thấy các khuẩn lạc xuất hiện thì kiểm tra bằng kính hiển vi đề chọn khuẩn lạc tốt nhất và chuyển sang môi trường lỏng. Phương pháp này rất có hiệu quả đối với các loài tảo xanh.

    - Môi trường dinh dưỡng: đối với từng nhóm tảo khác nhau thì sử dụng các môi trường nuôi khác nhau. Các loài tảo đơn bào là thức ăn thích hợp cho sò huyết thuộc 3 nhóm tảo chính là tảo xanh, tảo khuê, tảo vàng.

Môi trường dinh dưỡng sử dụng cho nuôi sinh khối các loài tảo đơn bào:

tảo trong sản xuất giống sò huyết

Tảo xanh bao gồm các loài tảo: nanpchloris atomus, Chlorella sp., Dunaliella salina, platymonas sp., tetraselmis suecica, heterogloea sp., nanochloropsis oculata.

    Tảo khuê gồm các loài tảo Chaetoceros calcitrans, chaetoceros gracilis, Chaetoceros muelleri, navicula sp.

    - Điều kiện nuôi:

        + Trong phòng: tảo được nuôi trong ống nghiệm, bình tam giác (125ml, 500ml, 1000ml), bình 10l, 20l dưới ánh sáng đèn neon 40W, nhiệt độ 24-27oC, S‰: 27-32‰.

        + Ngoài trời: tảo được nuôi trong thùng nhựa trắng 160l, các bể ciment 1m3, dưới ánh sáng và nhiệt độ tự nhiên.

Môi trường tối ưu để nuôi các loại tảo như sau: 

Môi trường tối ưu để nuôi các loài tảo trong sản xuất giống sò huyết

Tài liệu tham khảo

Khuyennongvn.gov.vn

Thẻ