Nuôi cá mú công nghiệp
Hiện trạng nghề nuôi
Cá mú được nuôi nhiều nhất ở khu vực ĐNÁ. Theo số liệu của FAO, Taiwan, Indonesia, Thailand và Malaysia là những quốc gia dẫn đầu về sản lượng cá mú nuôi. Tuy nhiên, China và Việt Nam góp phần đáng kể.
Năm 2001: sản lượng nuôi của vùng đạt 23.000 tấn.
Úc và Philippines cũng là các quốc gia có nhiều nghiên cứu về cá mú phục vụ sản xuất.
70-85% cá giống tự nhiên (Sadovy et al. 2003)
Hầu hết đang sử dụng cá tạp làm thức ăn (Rimmer, 2004)
Sản xuất giống nhân tạo cung cấp nghề nuôi thương mại mới bắt đầu từ Taiwan năm 1997 (Rimmer, 2004) chủ yếu các loài E. coioides và E. malabaricus.
Hiện nay nhiều quốc gia đã thành công với nhiều loài khác. Việt Nam đã bước đầu thành công với SXG loài E. coioides năm 2002 tại Cát Bà (NACA, 2003); và một số loài khác cũng được
Các quốc gia trong khu vực kể cả Úc đang hợp tác thực hiện các nghiên cứu phát triển thức ăn nhân tạo cho nuôi thương phẩm cá mú.
Nghiên cứu về vaccine phòng bệnh cũng được tiến hành.
Thu cá giống trong tự nhiên
Dùng ngư cụ thụ động: lưới để vớt cá bột; bẩy để bắt cá giống.
Dùng ngư cụ chủ động (lưới đẩy, câu, phun thuốc mê) để bắt cá giống lớn.
Nuôi cá mú công nghiệp
Ương từ cá 2cm đến 5-10cm.
Có thể ương bể cement, ao hay lồng lưới.
Mật độ ương từ 500-800 con/m2.
Gây thức ăn tự nhiên trong ao trước khi thả, tập cho ăn cá xay với 10% trọng lượng mỗi ngày, giảm dần còn 5% ở cuối giai đoạn ương.
Cá đạt 6-7.5cm trong 8-12 tuần.
Cá giống 5-10cm.
Nuôi lồng lưới, ao hay bể cement.
Mật độ nuôi lồng: 20-30 con/m2.
Mật độ nuôi ao: 2-7 con/m2.
Đạt 600-800g trong 7-8 tháng hoặc 1.2-1.4 trong 12-16 tháng.
Lưu ý
Thức ăn riêng cho từng loài/giai đoạn.
Không tự tiện thay đổi thành phần (ví dụ thêm cá hay bột cá).
Cá tạp phải được rửa sạch khi sử dụng.
Chuẩn bị hàng ngày hoặc trữ nếu trữ đông có thể sử dụng đến 5 ngày.
Cần tập ăn từ giai đoạn cá con.