Hứa hẹn nuôi moina chi phí thấp từ phụ phẩm bột tảo đỏ khử chất béo

Bột tảo đỏ đã khử chất béo - chất phụ gia dinh dưỡng mới chi phí thấp trong nuôi Moina macrocopa.

Moina macrocopa
Moina macrocopa

Moina macrocopa là một loài giáp xác, vi sinh vật phù du phổ biến được tìm thấy ở các vùng nước từ ngọt đến lợ, những nơi có nhiều chất hữu cơ với nhiệt độ từ 5°C đến 30°C, chịu được nồng độ oxy thấp sử dụng rộng rãi làm thức ăn tươi sống trong nuôi trồng thủy sản cùng với luân trùng và artemia. Ấu trùng cá (hoặc giáp xác) chất lượng cao trong các trại giống rất cần M. macrocopa chất lượng cao. 

Haematococcus pluvialis, một loại vi tảo đỏ được sử dụng để sản xuất astaxanthin, được đánh giá cao về hoạt tính chống oxy hóa mạnh và sử dụng phổ biến như một chất bổ sung thực phẩm cho con người và trong thức ăn chăn nuôi. Bột tảo đỏ đã khử chất béo (Defatted Haematococcus pluvialis meal - DHPM) được tạo ra trong quá trình sản xuất astaxanthin của H. pluvialis như một sản phẩm phụ, từ lâu đã được coi là chất thải - một sự lãng phí.

Bột tảo đỏ đã khử chất béo (DHPM) không chỉ chứa một số astaxanthin còn sót lại mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như protein, carbohydrate, khoáng chất, vitamin hòa tan trong nước và các hợp chất hoạt tính sinh học. Nhưng có rất ít thông tin liên quan đến việc làm giàu dinh dưỡng của M. macrocopa bằng cách sử dụng một sản phẩm phụ này. Các nghiên cứu hiện tại tập trung vào tác động của việc bổ sung bột tảo đỏ đã khử chất béo (DHPM) trên M. macrocopa. Hiệu suất tăng trưởng (màu sắc cơ thể, chiều dài cơ thể, mật độ quần thể, tỷ lệ cá thể mang trứng) của M. macrocopa cùng với tổng hàm lượng carotenoid và astaxanthin đã được đánh giá nhằm ước tính giá trị tiềm năng của bột tảo đỏ đã khử chất béo như một chất bổ sung mới với chi phí thấp để làm giàu dinh dưỡng cho M. macrocopa.


Haematococcus pluvialis -  Một loại vi tảo đỏ được sử dụng để sản xuất astaxanthin.

Bột tảo đỏ đã khử chất béo (DHPM) chứa 0,5% astaxanthin và bảo quản trong túi giấy nhôm ở -20°C trước khi sử dụng. Trong thử nghiệm cho ăn, M. macrocopa với mật độ ban đầu là 400 cá thể/1L thêm vào mỗi bể nuôi (8 L, độ mặn 20 ‰)  cho ăn 2 lần/ngày với liều lượng bổ sung bột tảo đỏ đã khử chất béo lần lượt là 0; 31,25; 62,5 và 93,75 mg/L trong 14 ngày. M. macrocopa trong mỗi bể được thu bằng cách lấy mẫu 2 ml nước nuôi hàng ngày.

Ngoài Artemia và luân trùng, các loài cladocerans như M. macrocopa có kích thước phù hợp để sử dụng làm thức ăn tươi sống và được sử dụng để nuôi của ấu trùng cá, tôm và động vật có vỏ. Vì M. macrocopa là sinh vật ăn không chọn lọc nên giá trị dinh dưỡng của M. macrocopa nuôi phụ thuộc vào việc chuyển hóa các thành phần từ thức ăn. Thức ăn thông thường được sử dụng để làm giàu dinh dưỡng cho M. macrocopa rất đắt, do đó hiện tại, vấn đề quan trọng trong nghiên cứu M. macrocopa là thiết lập một phương pháp thay thế chi phí thấp ít tốn kém, nhanh chóng, hiệu quả để làm giàu dinh dưỡng cho M. macrocopa

Kích cỡ cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng của sinh vật phù du ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của ấu trùng cá tôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mật độ của M. macrocopa trong ba nhóm được cung cấp bột tảo đỏ đã khử chất béo (31,25, 62,5 và 93,75 mg/L) tăng lên đáng kể trong thời gian nuôi, tỷ lệ cá thể M. macrocopa nhỏ giảm trong khi cá thể cỡ vừa và lớn tăng chỉ ra rằng bột tảo đỏ đã khử chất béo giúp làm tăng kích thước cơ thể cũng như sự phát triển của M. macrocopa. Việc bổ sung có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng (tích tụ protein), cải thiện khả năng sử dụng thức ăn, hoạt động sinh lý, phản ứng với căng thẳng ở vật nuôi mặc dù phần lớn lipid và các chất dinh dưỡng đã bị loại bỏ nhưng vẫn chứa một số astaxanthin còn sót lại để thúc đẩy sự phát triển của M. macrocopa.

Carotenoid là một chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng sắc tố và chống oxy hóa mà động vật giáp xác không thể sinh tổng hợp. Chúng là nguồn cung cấp vitamin A, tăng cường khả năng tăng trưởng và sinh sản có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Các thành phần carotenoid chính của M. macrocopa là β-caroten và astaxanthin. Trong nghiên cứu, tổng số carotenoid và hàm lượng astaxanthin của M. macrocopa tăng lên ở các mức độ khác nhau sau khi cho ăn bột tảo đỏ đã khử chất béo. Đáng chú ý, trong nhóm bổ sung 62,5 mg/L cải thiện đáng kể chất lượng dinh dưỡng của M. macrocopa so với nghiệm thức bổ sung ở liều lượng cao hơn 93,75 mg/L. Nguyên nhân có thể do việc bổ sung hàm lượng cao hơn dẫn đến nhiều chất thải trong bể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý của M. macrocopa. Thêm nữa điều này khiến M. macrocopa ăn ít hơn và hoạt động của chúng giảm đi.

Nhìn chung, việc bổ sung bột tảo đỏ đã khử chất béo (DHPM) với hàm lượng 62,5 mg/L có lợi cho sự phát triển của M. macrocopa được khuyến nghị sử dụng, đã làm tăng mật độ và sinh khối của quần thể trong quá trình nuôi, nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho thấy bột tảo đỏ đã khử chất béo (DHPM) là một chất bổ sung đầy hứa hẹn trong khi việc xác định cơ chế chuyển hóa cụ thể cần được nghiên cứu thêm.

TLTK: Supplementation of Moina macrocopa with defatted Haematococcus pluvialis meal improved its growth performance and nutritional quality. H. Li and J. Liu. Aquaculture (2020), https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2020.736164

Đăng ngày 15/04/2021
Uyên Đào
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 18:52 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 18:52 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 18:52 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 18:52 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 18:52 28/12/2024
Some text some message..