Chủ động bảo vệ các đối tượng thủy sản thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm, ngoài ra còn xuất hiện những đợt không khí lạnh với cường độ nhẹ kèm theo mưa làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân. Để động vật thủy sản không bị tác động bởi thời tiết bất lợi, người dân các địa phương đã tăng cường nhiều biện pháp bảo vệ các đối tượng nuôi.

Nuôi cá lồng
Đối với cá lồng nuôi trên sông, những ngày không khí lạnh nên neo hạ lồng xuống sâu hơn; thường xuyên treo các túi vôi xung quanh lồng để khử trùng nước và hạn chế dịch bệnh.

Nhiều năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn Đông Tiến, xã Hồng Tiến (Kiến Xương) luôn duy trì hơn 4.000m2 diện tích mặt nước để nuôi thả các giống cá truyền thống như trắm, trôi, chép, mè, kết hợp nuôi thêm cá vược cho nguồn thu ổn định với hơn 100 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. 

Bà Thanh cho biết: Nguồn thu chính của gia đình từ nuôi cá nên mỗi khi bước vào vụ nuôi mới ngoài việc phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, tôi còn chủ động các biện pháp bảo vệ đàn cá khi thời tiết giao mùa. Ngoài việc chuẩn bị ao nuôi, tiến hành diệt khuẩn, tu sửa, gia cố lại bờ ao, cống chắc chắn để tránh nước bị rò rỉ thì tôi còn hòa vôi với nước tạt đều xuống ao nuôi định kỳ 2 lần/tháng để khử trùng và diệt mầm bệnh trong nước ao. Vào những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do thiếu oxy thì tôi bơm nước sạch vào ao rồi dùng máy quạt nước để tăng cường oxy trong ao nuôi; đồng thời thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết để biết được nhiệt độ hàng ngày, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho cá.

Nuôi cá lồng trên sông Hồng đã hơn 8 năm, gia đình ông Phạm Đình Chiểu, xã Vũ Đoài (Vũ Thư) thường duy trì từ 60 – 70 lồng nuôi với các loại cá cho giá trị kinh tế cao như cá diêu hồng, trắm đen, chép giòn, cá lăng. 

Ông Chiểu cho biết: Khi giao mùa là lúc thời tiết có nhiều thay đổi, cá dễ bị ảnh hưởng và phát sinh dịch bệnh, vì vậy tôi đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc, quản lý để nâng cao sức đề kháng cho cá. Những ngày nhiệt độ xuống thấp, cá thường ăn ít nên tôi giảm lượng thức ăn so với những ngày nắng ấm để tránh dư thừa gây thất thoát thức ăn và ô nhiễm môi trường nước; thời điểm cho cá ăn từ 14 – 15 giờ hàng ngày vì lúc này nhiệt độ ấm hơn. Ngoài ra tôi còn áp dụng các biện pháp bảo vệ, phòng bệnh cho cá như hạ thấp lồng nuôi; thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ; treo túi vôi ở các góc lồng để vôi tỏa ra khử trùng môi trường nước nhằm tiêu diệt, hạn chế mầm bệnh phát sinh gây bệnh cho cá.

Hiện nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hơn 15.500ha, trong đó: nuôi nước mặn hơn 3.000ha; nuôi nước lợ gần 3.500ha; nuôi nước ngọt gần 9.000ha. Ngoài ra, người dân các huyện, thành phố nuôi 602 lồng cá trên sông với tổng thể tích gần 67.000m3

Theo khuyến cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Thái Bình, giai đoạn giao mùa là thời điểm thuận lợi cho mầm bệnh trên các đối tượng thủy sản phát triển. Để hạn chế những tác động xấu do thời tiết bất lợi gây ra, các địa phương và người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh cần thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết để chủ động các biện pháp bảo vệ đối tượng nuôi khi thời tiết thay đổi. Về ao nuôi cần phải được vệ sinh sạch sẽ, gia cố xung quanh bờ ao để tránh nước bị thất thoát; bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định độ pH và diệt tạp; nâng cao mực nước trong ao từ 1,5 - 2m để duy trì nhiệt độ nước ổn định.

Trong quá trình nuôi, người dân cần chú ý công tác chăm sóc quản lý, cho cá ăn thức ăn bảo đảm đủ chất và lượng để cá sinh trưởng, tăng sức đề kháng, tích lũy chất dinh dưỡng chống chịu tốt trong điều kiện môi trường thay đổi; tùy vào nhiệt độ môi trường và giai đoạn sinh trưởng của đối tượng nuôi cần điều chỉnh thức ăn cho phù hợp, bổ sung độ đạm tối thiểu 28%, vitamin C, B-Complex vào thức ăn để tăng sức đề kháng, thời gian cho cá ăn từ 9 - 10 giờ hoặc 14 giờ hàng ngày.

Đối với cá lồng nuôi trên sông, những ngày không khí lạnh nên neo hạ lồng xuống sâu hơn; thường xuyên treo các túi vôi xung quanh lồng để khử trùng nước và hạn chế dịch bệnh. Khi môi trường ô nhiễm chưa có điều kiện thay nước thì phải sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng làm sạch nước để cải thiện môi trường nuôi; người dân phải thường xuyên kiểm tra diện tích nuôi và các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện dấu hiệu bất thường trên đối tượng nuôi.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 27/02/2020
Thanh Huyền
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:16 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:16 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:16 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:16 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:16 29/03/2024