Để quản lý chất lượng thủy sản theo chuỗi sản xuất thành hiện thực!

Ngày 31/5/2013, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã gửi Công văn số 886/QLCL-CL1 tới Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) giải trình rằng, biện pháp “tạm ngừng XK” đối với DN thủy sản nếu có quá 3 lô trong vòng 6 tháng bị Cơ quan thẩm quyền nước ngoài cảnh báo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) là để tránh rủi ro bị nước NK cấm NK thủy sản đối với toàn quốc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lý lẽ này trước đó đã không thuyết phục được Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và VASEP tại buổi làm việc xung quanh nội dung quy định tại Điều 31, Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT (TT55) ngày 31/5/2013.

Trước buổi làm việc này, ngày 30/5/2013, tại TP Hồ Chí Minh, NAFIQAD đã tổ chức họp và đối thoại trực tiếp với VASEP và hơn 50 DN CBXK thủy sản nhằm tiếp thu, góp ý, thống nhất cho dự thảo thông tư thay thế TT55. Thứ trưởng Bộ NN và PNTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã chủ trì cuộc họp.

Theo báo cáo của NAFIQAD tại cuộc họp này, tính đến ngày 17/5/2013, Ban soạn thảo nội dung dự thảo thay thế TT55 đã nhận được góp ý của Tổng cục Thủy sản, Vụ Pháp chế (Bộ NN và PTNT), VASEP và 427 góp ý từ các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản và cũng có 8 bản góp ý từ các đơn vị trực thuộc NAFIQAD. Tổng hợp có đến 20 vấn đề trong dự thảo được yêu cầu sửa đổi, thay thế.

Nội dung quan trọng nhất và cũng là nội dung VASEP và các DN đã kiến nghị trong suốt hơn 1 năm qua đã chiếm phần lớn thời gian và được trao đổi sôi nổi, căng thẳng, thẳng thắn nhất. Đó là phương thức tiếp cận “kiểm tra kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu làm điều kiện để cấp Giấy chứng nhận ATTP cho XK” mà cục NAFIQAD duy trì trong Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 55/2011 của Bộ NNPTNT. VASEP và các DN đề nghị có tiếp cận đúng Luật ATTP, phù hợp với nguyên tắc quản lý chất lượng theo chuỗi SX và thông lệ quốc tế đang làm, chuyển từ tiếp cận kiểm tra theo lô hàng sang tiếp cận kiểm tra kiểm nghiệm theo thời gian với tần suất phù hợp theo mức ATVS nhà máy đạt được.

Đại diện Lãnh đạo Cục NAFIQAD cuối cùng đã ghi nhận kiến nghị quan trọng này để có điều chỉnh phù hợp cho Bản Dự thảo Thông tư. Tuy nhiên, nội dung quan trọng thứ 2 về xử phạt “ngưng XK’ khi có 3 lô hàng nhóm SP tương tự bị CQTQ nước ngoài cảnh báo trong 6 tháng thì Cục NAFIQAD vẫn bảo lưu quan điểm.

Trở lại buổi làm việc với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ngày 31/5/2013 xung quanh quy định tại Điều 31, TT55 về kiến nghị lớn thứ 2 của VASEP là “rút Giấy chứng nhận XK tạm thời” đối với các DN bị “nháy đèn vàng” quá 3 lần. Và tại Công văn số 866 nói trên gửi Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, NAFIQAD vẫn bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng, căn cứ vào Khoản 17, Điều 2 của Luật ATTP; Khoản 1, Điều 53 Luật ATTP quy định: “Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về ATTP xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban Nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương để có biện pháp khắc phục kịp thời”.

Việc lô hàng bị CQTQ nước ngoài cảnh báo vi phạm ATTP (có tồn dư hóa chất, vi sinh vật gây bệnh) là tình huống phát sinh từ thực phẩm gây hại trưc tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người và biện pháp “tuýt còi rút giấy phép XK” của DN XK bị vi phạm là hoàn toàn phù hợp với Luật ATTP.

Và việc DN có đến 4 lô hàng bị thị trường cảnh báo trong vòng 6 tháng cho thấy hệ thống tự kiểm soát ATTP của DN đang có vấn đề, mất kiểm soát hoặc kiểm soát chưa hiệu quả tại công đoạn, quá trình sản xuất nào đó. Trong trường hợp này, nếu DN không tạm dừng XK vào thị trường đó để điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh lại hoạt động tự kiểm soát thì xác suất các lô hàng XK tiếp tục bị cảnh báo rất cao. Điều đó có thể dẫn đến việc thị trường đó cấm NK hàng không chỉ của riêng DN mà còn cả của các DN Việt Nam khác.

Tuy nhiên, giải thích này của NAFIQAD đã không thuyết phục được đại diện các đơn vị dự họp ngày 31/5. Ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng, căn cứ mà NAFIQAD đưa ra cho thấy quy định này của Bộ NN và PTNT đi quá xa so với Luật ATTP và chưa hợp pháp. Cơ quan quản lý nhà nước không thể buông lỏng quản lý ATTP sản phẩm XK nên biện pháp kiểm soát chặt là cần thiết. Nhưng chặt ở mức nào? Ai là người có quyền xử phạt và xử phạt ra sao thì cần phải xem xét lại. Và đúng là có nhiều điều khoản tại TT55 cần phải xem xét thêm trong tương quan với Luật ATTP và thông lệ quốc tế!

vasep.com.vn
Đăng ngày 10/06/2013
Tạ Hà
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 22:48 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 22:48 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 22:48 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 22:48 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 22:48 23/11/2024
Some text some message..