Gần 100 loài thủy sản mới được phát hiện sau 3 năm thả rạn nhân tạo

Gần 100 loài thủy sản mới được phát hiện sau 3 năm khi thả rạn nhân tạo, trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm.

Thả rạn
Sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau”, đã có 900 khối rạn bê tông được thả xuống biển làm nơi trú ẩn sinh sôi cho hàng trăm loài sinh vật biển. Ảnh: C

Sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau” đã có 900 khối rạn bê tông được thả xuống biển làm nơi trú ẩn sinh sôi cho hàng trăm loài sinh vật biển.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết: Thông qua các thước phim, ảnh của thợ lặn về khu vực thả 900 khối rạn với chu vi 5,6 km ngoài khơi vùng biển Cà Mau, có thể thấy dự án đã phát huy tác dụng rất tốt. Rạn nhân tạo đã giúp cho các loài sinh vật biển có nơi sinh sản và đặc biệt là có nơi trú ngụ, tránh được các ngư lưới cụ khai thác mang tính hủy diệt, từ đó khôi phục được nguồn lợi thủy sản.

Từ năm 2019, được sự hỗ trợ dự án từ Chính phủ Thái Lan, tỉnh Cà Mau đã tổ chức thả 500 khối rạn bằng bê tông xuống khu vực biển Tây của tỉnh này để làm nơi trú ngụ cho các loài thủy sản. Tiếp nối thành công bước đầu, năm 2022 từ chương trình “bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” tỉnh Cà Mau tiếp tục thả thêm 400 khối rạn bê tông xuống biển để “xây nhà cho cá”.

“Bên cạnh việc thả rạn thì công tác bảo vệ khu vực rạn nhân tạo đã giúp cho vùng biển hơn 1,8km2 được an toàn. Nếu như trước đây khảo sát khu vực biển được thả rạn chỉ ghi nhận một vài loài cá, tôm thì sau khi thả rạn, nơi đây ghi nhận 78 loài, trong đó mật độ cá chiếm tỉ lệ cao với 48 loài, điều này chứng minh hệ sinh thái đang có dấu hiệu phục hồi tích cực“, ông Triều cho biết.

CáSau khi thả rạn, số lượng loài thương phẩm trong các mẻ khai thác khu vực này tăng lên đáng kể, với 97 loài, trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm. Ảnh: Trọng Linh (NNVN)

Kết quả điều tra trước và sau khi thả rạn về hiệu quả về thu nhập của ngư dân trong vùng cho thấy, nguồn lợi thủy sản trong ngư trường có sự thay đổi đáng kể. Thu nhập của người dân trong các nghề đánh bắt ở khu vực này được tăng lên, cụ thể: Sản lượng khai thác trung bình sau khi thả rạn của nghề lưới rê tăng lên 15,4% trên mỗi chuyến, lợi nhuận tăng 6,5 triệu đồng/chuyến. Sản lượng khai thác trung bình sau khi thả rạn từ nghề lồng xếp tăng 27,4%/chuyến. Sản lượng khai thác trung bình của nghề câu mực sau khi thả rạn tăng lên 16,1%/chuyến. Sản lượng khai thác nghề ốc bẫy mực tăng lên 9,58%/chuyến.

Trước khi thả rạn, tỉnh Cà Mau chỉ xác định được 40 loài thương phẩm trong các mẻ khai thác ở khu vực biển này. Trong đó có 25 loài cá, 8 loài giáp xác và 7 loài thân mềm. Sau khi thả rạn, số lượng loài thương phẩm trong các mẻ khai thác khu vực này tăng lên đáng kể, với 97 loài trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm.

Sự xuất hiện của các loài cá dữ (cá bớp, cá thu, cá bè, cá nhồng, cá mú, cá hường…) cho thấy chuỗi mắc xích thức ăn tự nhiên trong hệ sinh thái vùng rạn đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Đặc biệt là có xuất hiện một số loài cá có giá trị sinh cảnh như cá bướm, cá thia, cá hoàng hậu đuôi trắng… có thể phát triển được du lịch lặn biển, câu cá giải trí trong tương lai gần.

Ý thức của các thành viên trong tổ “Đồng quản lý về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, định hướng khai thác bền vững” được nâng lên rõ rệt, qua đó đã tác động nhiều đến tập quán khai thác thủy sản của người dân ở địa phương trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác bền vững.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 20/06/2023
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:50 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 00:50 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 00:50 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 00:50 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 00:50 01/12/2024
Some text some message..