Ngại đầu tư, ngư dân Thịnh Lộc quanh quẩn gần bờ

Thiếu đột phá trong đầu tư nên dù lợi thế về biển và có đến 400 - 1.000 người làm nghề nhưng sản lượng đánh bắt hàng năm của Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đều dưới 1.000 tấn, chưa bằng những địa phương có điều kiện tương tự.

Ngư dân Thịnh Lộc đang đánh lưới rê để bắt tôm he và các loài cá nhỏ trong vùng lộng.

An phận với nghề

Khi tiếp bước nghề truyền thống của cha ông, anh Nguyễn Văn Giao ở thôn Yên Điềm (xã Thịnh Lộc) vẫn không dám mạnh dạn đầu tư, liên kết để mua tàu công suất lớn, ngư cụ hiện đại. Thay vào đó, cách đây mấy tháng, anh lại mua thuyền cũ 24 CV, 1 vàng lưới rê tôm và 1 vàng lưới ghẹ với tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng để hành nghề đánh bắt trong vùng lộng.


Đa số thuyền đánh cá ở Thịnh Lộc đều có công suất từ 16 - 24 CV.

Lý giải cho quyết định này, anh Giao chia sẻ: “Những năm trước, khi có các chính sách hỗ trợ thì chưa kịp tiếp cận, nay phải tự bỏ vốn đầu tư nên phải mua sắm “vừa sức”. Hơn nữa, với tàu thuyền và ngư cụ như vậy cũng đã kiếm được 2 - 3 triệu đồng/ngày, chia cho 3 - 5 lao động nên mức thu nhập như thế là chấp nhận được”.

Không chỉ có anh Giao mà hầu hết ngư dân Thịnh Lộc đều có tư tưởng “an phận” với nghề nghiệp khi ngại đầu tư mua sắm tàu thuyền, ngư cụ. Điều này dẫn đến việc ngư dân Thịnh Lộc quanh năm chỉ quẩn quanh với nghề câu mực, bủa lưới bắt ghẹ, tôm, cá… ở khu vực cách bờ 3 - 5 hải lý.

Cũng do thiếu đột phá trong đầu tư nên dù lợi thế về biển và có đến 400 - 1.000 người làm nghề nhưng sản lượng đánh bắt hàng năm của Thịnh Lộc đều dưới 1.000 tấn với giá trị khoảng 40 tỷ đồng/năm, chưa bằng 1/2 so với những địa phương có điều kiện tương tự.


Ngư cụ của mỗi chủ thuyền cũng chỉ 2 - 3 vàng lưới/thuyền đơn giản với tổng trị giá khoảng 40 - 50 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc Nguyễn Khắc Phong chia sẻ: “Dù nhiều gia đình có nguồn lực nhưng ngư dân Thịnh Lộc vẫn ít đầu tư cho đánh bắt hải sản. Bà con cho rằng, ngư trường vùng lộng đang nhiều tôm cá nên không cần đi xa, hiệu quả đánh bắt như hiện nay là tạm ổn và nếu mua sắm thì cũng thiếu lao động có tay nghề, có kinh nghiệm trong đánh bắt xa bờ…

Vì vậy, trong 118 thuyền đánh cá của xã chỉ có 4 thuyền có công suất 90 CV, còn lại chỉ từ 16 - 24 CV. Thuyền nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trước thiên tai”.

Thiếu nền tảng để phát triển

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc Nguyễn Khắc Phong: “Ngoài vấn đề ngư dân ngại đầu tư thì hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ đang thiếu và yếu cũng là nguyên nhân gây cản trở phát triển đội tàu khai thác hải sản ở Thịnh Lộc. 8 km đường bờ biển của xã chỉ có 1 luồng lạch ra vào và khu vực neo đậu tàu thuyền ở khu vực Đồng Kèn (giáp ranh với huyện Nghi Xuân).


Luồng lạch nhỏ lại bị bồi lấp khiến tàu thuyền ra vào khó khăn, gây cản trở trong việc đóng tàu công suất lớn.

Tuy nhiên, cửa lạch này đang bị bồi lắng, nhỏ hẹp, thường xuyên chịu sự tác động trực tiếp của thiên tai, triều cường nên không đảm bảo an toàn khi mưa bão, tàu thuyền công suất lớn không thể ra vào…”


Chỉ đánh bắt cách bờ 3 hải lý nhưng những tàu cá của ngư dân Thịnh Lộc vẫn trở nên nhỏ bé, mong manh.

Điều đáng nói, là địa phương có lợi thế về phát triển kinh tế biển, nhưng chiến lược phát triển kinh tế 5 năm tới của xã Thịnh Lộc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động đánh bắt hải sản. Địa phương hiện chưa có chiến lược rõ ràng, chính sách hỗ trợ cụ thể để “nâng chất” đội tàu thuyền gắn với chuyển đổi phương thức đánh bắt xa bờ.

Việc phát triển nghề đánh bắt hải sản trên địa bàn Thịnh Lộc đang và sẽ chủ yếu dựa vào sự khuyến khích phát huy những gì đang có nên sản lượng phấn đấu cũng khiêm tốn ở mức 1.250 tấn vào năm 2025, không dự báo được số lượng tàu thuyền.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình thông tin: “Cách đây hơn 2 năm, Lộc Hà đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cải hoán, đóng mới tàu thuyền của tỉnh, huyện nhưng ngư dân Thịnh Lộc không tiếp cận và cũng không muốn tiếp cận.

Mặt khác, bà con ở đây cũng không có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ nên khi đầu tư cũng khó phát huy hiệu quả, dẫn đến tâm lý lo ngại. Đó là những nguyên nhân khiến Thịnh Lộc khó phát triển, nâng cấp được đội thuyền cũng như cải thiện hiệu quả đánh bắt”.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 04/03/2021
Tiến Dũng
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:00 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:00 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:00 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:00 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:00 20/04/2024