Ngư dân thời 4.0

Để nâng cao năng suất và chất lượng hải sản, nhiều ngư dân trong tỉnh đã chủ động ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và bảo quản sản phẩm...

Ngư dân thời 4.0
Ứng dụng công nghệ và các thiết bị tiên tiến giúp ngư dân nâng cao năng suất và giá trị hải sản.

Lưới kéo, lưới rê, lưới vây là những nghề đánh bắt chủ lực của ngư dân trong tỉnh. Trong đó, nghề lưới kéo chiếm gần 32%, lưới rê 16 - 17%, lưới vây 17 - 18%.  Mỗi năm, những nghề này đóng góp vào sản lượng khai thác hải sản của tỉnh gần 200 nghìn tấn. Vì đối tượng khai thác của các nghề lưới vây, lưới rê sống ở ngư trường xa, nên ngư dân phải đầu tư máy móc, thiết bị và ứng dụng các công nghệ hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đầu tư thiết bị hiện đại

Tiên phong ứng dụng hầm bảo quản cá bọc i-nox và phun Polyurethane (PU), ngư dân Nguyễn Văn Hiền, xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) cho rằng: “Nhờ công nghệ PU, tôi tiết kiệm trên 15% chi phí, tăng 20 - 25% giá trị sản phẩm”.

Đầu năm 2014, từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Hiền tiên phong ứng dụng hầm bảo quản hải sản theo công nghệ PU, với tổng kinh phí đầu tư trên 100 triệu đồng. Với lớp đá phủ cá dày 10-12cm, nên thời gian “giữ” đá của hầm bảo quản ứng dụng công nghệ PU tăng từ 7 - 20 ngày so với trước. Vì vậy, dù có nhiều phiên biển kéo dài hơn 30 ngày, nhưng ông Hiền cũng không lo lắng chuyện đá tan, ảnh hưởng đến chất lượng hải sản.

“Công nghệ PU giúp chất lượng hải sản đảm bảo và ổn định, nên tàu tôi cũng không phải ra vào thường xuyên để xuất bán sản phẩm vì hết đá! Điều này giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí nhiên liệu”, ông Hiền cho biết. Từ hiệu quả trên, ông Hiền tiếp tục đầu tư hơn 400 triệu đồng để trang bị hầm bảo quản theo công nghệ PU cho 4 chiếc tàu hành nghề khai thác và dịch vụ hậu cần.

Cùng với việc ứng dụng công nghệ PU trong bảo quản sản phẩm, nhiều ngư dân khai thác hải sản xa bờ cũng mạnh dạn đầu tư máy định vị, máy định dạng để dò tìm và “đánh dấu” tọa độ luồng cá; hoặc hệ thống đèn led, đèn dẫn dụ cá có màu sắc, ánh sáng phù hợp để thuận lợi trong quá trình gom bắt cá. “Dù nguồn lợi hải sản ngày càng suy giảm, nhưng nhờ sự hỗ trợ của trang thiết bị, máy móc hiện đại, nên hiệu quả khai thác hải sản vẫn đảm bảo, giúp ngư dân mạnh dạn bám biển”, ngư dân Nguyễn Văn Dũng, xã Bình Châu (Bình Sơn) cho biết.

Hướng đến phát triển bền vững

Toàn tỉnh hiện có trên 1.500 tàu cá được lắp đặt máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa tích hợp định vị vệ tinh GPS VX - 1700, loại thiết bị vừa giúp ngư dân khai thác hải sản hiệu quả, vừa đảm bảo thông tin liên lạc giữa tàu cá và trên bờ. “Chất lượng liên lạc của máy VX - 1700 tốt hơn Icom, nên giúp anh em trên tàu nắm bắt đầy đủ, kịp thời các thông tin, nhất là các bản tin dự báo thời tiết, để kịp thời điều tàu tránh trú khi có thiên tai hoặc ra khỏi những khu vực nguy hiểm”, ngư dân Nguyễn Trường Giang, xã Bình Châu cho biết.

Máy VX - 1700 cũng giúp các lực lượng chức năng cập nhật đầy đủ, chính xác hành trình sản xuất của ngư dân trên các vùng biển xa. Qua đó, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra rủi ro, sự cố; đồng thời hướng dẫn họ không xâm phạm các vùng biển trong quá trình khai thác hải sản. Tuy mang lại hiệu quả thiết thực, nhưng theo Luật Thủy sản năm 2017, máy VX - 1700 hiện vẫn chưa đạt chuẩn giám sát thiết bị hành trình trên biển. Vì vậy, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) đã yêu cầu đơn vị cung cấp thiết bị nâng cấp chức năng và khẩn trương lắp đặt máy VX - 1700 thế hệ mới cho ngư dân.

Theo Chi cục Thủy sản, việc ngư dân mạnh dạn đầu tư và ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác hải sản không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất, mà còn giúp ngành thủy sản thuận lợi hơn trong công tác quản lý, giám sát, góp phần thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu, tiến tới gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong thời gian sớm nhất.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 01/03/2019
Mỹ Hoa
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 16:23 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 16:23 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 16:23 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 16:23 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 16:23 28/03/2024