Nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm

So với các địa phương khác, Bạc Liêu tập trung đông các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 910 cơ sở sản xuất - kinh doanh các mặt hàng này. Trong đó, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV 240 cơ sở; kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản 297 cơ sở và 374 cơ sở sản xuất - kinh doanh giống thủy sản và nuôi trồng thủy sản…

cải tạo ao tôm
Nông dân huyện Đông Hải sử dụng sản phẩm sinh học cải tạo môi trường nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

Nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm

Điều đáng quan tâm là gần như ngành quản lý tiến hành kiểm tra đến đâu là phát hiện vi phạm đến đó; mỗi năm số vụ vi phạm không giảm mà còn tăng cao so với cùng kỳ. Cụ thể năm 2019, Thanh tra Sở NN&PTNT và các chi cục có chức năng đã tổ chức thực hiện 74 đoàn thanh, kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm trong sản xuất - kinh doanh và chủ yếu tập trung nhiều ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Qua đó, ban hành 252 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt trên 2,8 tỷ đồng.

Có một thực trạng đáng cảnh cáo là qua kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và thủy sản, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm với các hình thức, thủ đoạn khác nhau. Cụ thể về chất lượng, qua kiểm tra 48 mẫu phân bón có đến 10 mẫu không đạt chất lượng, đặc biệt đối với vật tư phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, qua kiểm tra 51 mẫu thức ăn chăn nuôi có đến 24 mẫu không đạt chất lượng và thanh tra ngành Nông nghiệp đã xử phạt hơn 502 triệu đồng…

Bên cạnh đó, các đơn vị chuyên môn của ngành Nông nghiệp còn phát hiện hàng loạt sai phạm về chất lượng, cùng các thủ đoạn lừa gạt người nông dân. Đó là buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; tự ý sang chia mỗi loại thuốc thú y mà không được phép của cơ quan quản lý; mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y thủy sản, BVTV hết hạn sử dụng và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hay kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó và chủ yếu là “nổ” về chất lượng, nhất là các mặt hàng thú y thủy sản với cái mác là sản phẩm sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường núp dưới cái tên “vi sinh”, nhưng khi kiểm tra chất lượng thì có đến 50% vi phạm…

Ngoài ra, còn có các trường hợp vi phạm về buôn bán thuốc BVTV nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc và bán thuốc BVTV với các sản phẩm khác không được phép kinh doanh…


Thanh tra Bộ NN&PTNT kiểm tra nhãn mác thuốc thú y thủy sản trên địa bàn TP. Bạc Liêu.

Biến đồng đất thành phòng thí nghiệm?!

Tồn tại những bất cập trên bao gồm nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do thiếu tiền và cả ý thức tự cảnh giác của người nông dân. Trên thực tế, người nông dân đã trở thành nạn nhân và buộc phải sử dụng vật tư nông nghiệp, thủy sản kém chất lượng, bởi họ không có vốn đầu tư nên bị lệ thuộc hoàn toàn vào các đại lý kinh doanh các mặt hàng này. Đó là việc các đại lý này bán hàng cho nông dân theo kiểu triệt buộc “đưa gì thì phải sử dụng đó”, vì nông dân phải mua trước trả sau nên không có lựa chọn nào khác?!

Còn một nguyên nhân khác là ý thức cảnh giác của nông dân chưa cao. Đó là trường hợp các công ty tổ chức bán “lưu động” và cho nông dân sử dụng thử sản phẩm nhưng bản thân người nông dân lại không biết sản phẩm đó đã qua kiểm tra chất lượng, hoặc đã được ngành quản lý cho phép lưu hành trên thị trường hay chưa. Thực tế cho thấy, thời gian qua Thanh tra ngành Nông nghiệp, Chi cục Quản lý thị trường đã phát hiện nhiều trường hợp sản phẩm chưa cho phép hay nằm trong danh mục được lưu hành nhưng lại được giới thiệu, bày bán trên thị trường và kết quả là chỉ có nông dân lãnh đủ. Hệ lụy kéo theo là biến đồng đất của nông dân trở thành “phòng thí nghiệm”, nếu làm trúng mùa thì các doanh nghiệp này tổ chức đăng bài, quay video tải lên mạng xã hội, còn thất bại thì họ trốn mất và nông dân cũng không biết phải kiện ai?!

Thêm vào đó, một số nông dân khi sử dụng phải sản phẩm kém chất lượng bị thiệt hại nhưng lại rất dễ thỏa hiệp với các doanh nghiệp vi phạm và chưa thể hiện được tính cộng đồng. Nghĩa là sau khi thông tin cho ngành quản lý, các phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm của công ty nào đó kém chất lượng gây thiệt hại, nhưng sau đó chính bản thân nông dân lại là người xin rút đơn và không chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình đã cung cấp (do công ty bán hàng kém chất lượng ấy đã bồi thường rất cao). Vậy là ngành quản lý lại gặp khó trong việc xử lý, vì không có người chịu tố giác!


Nông dân huyện Hồng Dân sử dụng thuốc BVTV chăm sóc lúa. Ảnh: L.D

Một bất cập khác dẫn đến việc chưa giải quyết đứt điểm được bài toán vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp, thủy sản chính là nông dân chưa xây dựng được các liên kết bền chặt theo mô hình “chuỗi khép kín”. Tham gia mô hình này, doanh nghiệp sẽ cung ứng tất cả vật tư đầu vào cho nông dân và bao tiêu sản phẩm đầu ra, cùng với nông dân chia sẻ lợi nhuận và cả rủi ro (vì lúc này lợi ích của doanh nghiệp và nông dân là một). Theo đó,  doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nông dân vật tư chất lượng nhất, nhằm tạo ra sản phẩm cạnh tranh và chất lượng cao cung cấp cho thị trường tiêu tụ. Điển hình như Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nông nghiệp - thủy sản Bạc Liêu đã kết hợp với Hội Nông dân tỉnh đầu tư cho nhiều nông dân ở xã phát triển mô hình lúa - tôm của TX. Giá Rai và huyện Vĩnh Lợi theo hình thức công ty cung cấp tôm giống, vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Mô hình sản xuất tôm sạch này bước đầu đã phát huy hiệu quả, hình thành nên những liên kết giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và hơn cả là được cung cấp vật tư chất lượng phục vụ cho phát triển sản xuất. Không chỉ thế, công ty này còn kết hợp với Trường đại học Bạc Liêu hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho các sinh viên tham gia học chuyên ngành BVTV và nhận vào làm sau khi tốt nghiệp, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất với nông dân.

Để giải quyết những khó khăn như hiện nay, cùng với việc tăng cường công tác thanh - kiểm tra, ngành Nông nghiệp và các địa phương cần đẩy mạnh các mô hình liên kết hợp tác doanh nghiệp với nông dân và xem đây là giải pháp quan trọng trong việc chủ động ngăn ngừa hàng giả, hàng kém chất lượng, hướng đến sản xuất bền vững.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 18/09/2020
Lư Trung
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:32 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:32 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:32 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:32 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:32 25/04/2024