Nông dân với mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Ba huyện biển của tỉnh, gồm: Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại, có diện tích nuôi tôm biển chiếm trên 35 ngàn ha, trong đó có trên 11 ngàn ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Từ năm 2016 đến nay, hình thức nuôi tôm công nghệ cao (CNC) tại đây không ngừng phát triển. Năng suất nuôi tôm thâm canh từ khoảng 10 tấn tăng lên từ 60 - 70 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận bình quân từ 700 - 800 triệu đồng/vụ nuôi. Từ mô hình này, vùng duyên hải của tỉnh đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều nông dân tỷ phú từ nuôi tôm. Bật lên sức sống mới đầy triển vọng theo chủ trương phát triển kinh tế về hướng Đông của tỉnh trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Nuôi tôm công nghệ cao.
Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Mãi tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao do Công ty cổ phần CP Việt Nam chuyển giao tại huyện Thạnh Phú.

Con đường đến… "vua tôm"

Người được xưng danh “Vua tôm” của tỉnh, có thu nhập khoảng 30 tỷ đồng/năm là nông dân Đặng Văn Bảy (49 tuổi), hay còn được gọi là Bảy An, ngụ xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú. Ông được Hội Nông dân tỉnh bình xét và công nhận là vua tôm cùng với các ông vua nông sản khác gắn với 8 sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh như: dừa, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, hoa kiểng, bò và heo vào năm 2019.

"Từ những năm 1990 - 2000, người dân Thạnh Phú đã biết nuôi tôm, nhưng hầu hết làm ao đắp bờ bằng len tay, chủ yếu dựa trên điều kiện lợi thế đất đai tự nhiên để canh tác. Nên mới có câu vui truyền miệng lúc nghèo khó bấy giờ là: Cuối mùa bờ bể ung thư - Tính đi tính lại hỏng dư đồng nào" - ông Bảy An bồi hồi nhớ lại.

Năm 2000, người dân bắt đầu biết nuôi tôm sú công nghiệp. Tuy nhiên, hình thức nuôi còn lạc hậu. Năm 2006 - 2007, kỹ thuật nuôi tôm có tiến bộ hơn. Năm 2009 - 2010, việc nuôi tôm sú khó khăn, người nuôi chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng. Người nuôi vẫn còn nuôi ao đất, cỡ tôm (size) nuôi đến thu hoạch đạt 100 con/ký được xem là hiệu quả. Năm 2014 - 2015, một số người chuyển qua hình thức nuôi bằng ao lót bạt bờ đáy đất. Lúc này, Công ty cổ phần CP Việt Nam đã bước đầu chuyển giao công nghệ nuôi 2 giai đoạn, với diện tích ao nuôi (giảm rất nhiều so với ao truyền thống) chỉ có 2.000m2 (trong tổng diện tích đầu tư 1ha). Năng suất bình quân đạt 4 - 5 tấn/ao. Đây được xem là cột mốc đánh dấu sự thành công bước đầu trong nuôi tôm công nghệ cao.

Kết quả đó đã đưa ông đi đến quyết định táo bạo vào năm 2016 là mạnh dạn thay đổi hàng loạt ao nuôi, cải tạo toàn bộ ao từ diện tích 5.000m2/ao xuống còn 1.000m2/ao. Việc thay đổi từ hình thức nuôi đến luôn cả mô hình kinh doanh. Năm 2017 là thời điểm ông Bảy An xác lập mức độ thành công kỷ lục mới so với trước đó.

Theo ông Bảy An, đây cũng là giai đoạn lan tỏa nhanh nhất của mô hình nuôi tôm công nghệ cao - công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn. Đến năm 2019, toàn huyện có 250ha nuôi tôm công nghiệp và hiện nay 750ha. Về sau này, ông liên tiếp thử nghiệm để thay đổi qua các hình thức nuôi cải tiến hơn, với thiết kế ao thay đổi theo hướng hiệu quả hơn, như: ao nuôi bể bê-tông lót bạt trên cạn, diện tích giảm còn 300 - 500m2/ao.

Năm 2020, ông Bảy An là người đầu tiên xác lập kỷ lục nuôi tôm CNC hiệu quả nhất cả nước, với size tôm đạt 15 con/kg theo công nghệ do Công ty cổ phần CP Việt Nam chuyển giao. Đồng thời, ông là một trong những đại biểu của tỉnh ra tham dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X, với thành tích là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu toàn quốc.

"Từ con tôm, Thạnh Phú đang có hàng trăm nông dân tỷ phú. Trong đó, Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú huyện Thạnh Phú đang có hàng chục thành viên là tỷ phú tôm. Có thể nói đây là sân chơi đặc biệt của người nuôi tôm trên địa bàn huyện, với mục đích giúp lan tỏa mô hình sản xuất hiệu quả trong nông dân, góp phần đưa kinh tế nông - thủy sản tại huyện biển phát triển theo hướng đột phá", vua tôm Đặng Văn Bảy bộc bạch.

Cùng hợp tác, chia sẻ

Thời gian qua có nhiều điển hình hợp tác sản xuất, chia sẻ lợi ích để cùng nhau vượt khó và làm giàu từ nuôi tôm. Ông Vũ Đình Hà, thành viên Hội quán nuôi tôm huyện Bình Đại, là một trong số đó.


Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ tư vấn chuyển đổi số cho mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Vũ Đình Hà, thị trấn Bình Đại. Ảnh: Cẩm Trúc

“Từ lúc khởi sự với nghề nuôi tôm CNC, tôi đã bắt đầu liên kết với nông dân vùng ven biển. Bởi sau khi nghỉ làm tại Công ty cổ phần CP Việt Nam, bản thân tôi chỉ có vốn kiến thức và kinh nghiệm, trong khi nông dân có đất và khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng. Để tạo mối liên kết bền chặt, ngay từ ban đầu, tôi đã tuyên bố công khai toàn bộ chi phí đầu tư, lợi nhuận để tất cả thành viên tham gia nắm bắt. Dần dà, cùng với hiệu quả mô hình là tôi xây dựng được uy tín, niềm tin với những người cùng hợp tác. Lợi nhuận từ mô hình được chia đều đảm bảo tính hài hòa, đồng thuận cao. Không chỉ chia sẻ trong nội bộ, chúng tôi còn công khai chia sẻ kinh nghiệm và thông tin hoạt động sản xuất ra bên ngoài để nông dân nuôi tôm có thể tham khảo, học tập...”, ông Hà kể.

Việc hợp tác sản xuất được người nuôi đồng tình cao vì giảm được chi phí đầu vào, từ con giống, vật tư kỹ thuật, thức ăn dẫn đến giảm giá thành sản phẩm. Quy trình đồng nhất, chất lượng sản phẩm đồng đều. Đặc biệt, từ mô hình này, người nuôi đảm bảo về truy xuất nguồn gốc. Tôm nuôi theo quy trình an toàn, đạt tiêu chuẩn tôm sạch và có thể xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu…

Đến nay, mô hình của ông có gần 20 hộ nông dân tham gia liên kết, với diện tích gần 100ha nuôi tôm CNC, tương đương trên 100 ao nuôi thương phẩm, từ 500 - 700m2/ao.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm CNC, ông Vũ Đình Hà cho rằng, nuôi tôm CNC có 2 yếu tố là tiền và đất. Đối với những hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ, có diện tích dưới 1ha, thực hiện theo mô hình nhỏ nhất là cần 5.000m2, do Công ty cổ phần CP Việt Nam chuyển giao. Trong đó, trung bình ao nuôi thương phẩm từ 500 - 700m2 mặt nước nuôi, ao chứa lắng 1.500m2 (còn lại là bờ, mương đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn công nghệ 2 giai đoạn). Ước tổng chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình 5.000m2 là 600 triệu đồng (đầu tư thiết kế ao, công vận hành ban đầu, giống và một ít thức ăn).

Theo đại diện của Công ty cổ phần CP Việt Nam, điều kiện quan trọng nhất để nuôi tôm CNC là nước trong vùng nuôi có độ mặn quanh năm. Nếu nông dân có đất từ 5.000m2 tại vùng nước mặn, có thể vay tiền để nuôi. Về kỹ thuật, công ty có hàng chục kỹ sư tại Bến Tre để giúp miễn phí cho người nuôi, từ việc thiết kế ao đến quy trình nuôi. Hiện nay, mô hình nuôi tôm CNC có thiết kế tuần hoàn nước, được xem là “phiên bản mới” của công nghệ CP. Mô hình này dành cho vùng thiếu nước ngọt, 6 tháng ngọt, 6 tháng mặn.

Thiết kế ao nuôi theo mô hình tuần hoàn, có thể xây ao tròn bằng bê-tông cốt sắt trên cạn, phủ bạt, chiều cao ao từ 1,3 - 1,5m. Người nuôi có thể tranh thủ lấy nước mặn vào những tháng mặn để sử dụng tuần hoàn cho ao nuôi trong các tháng ngọt. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi công nghệ tuần hoàn nước càng khắt khe hơn, cũng như có sự tốn kém chi phí đầu tư cao hơn và chiếm nhiều diện tích hơn. Tỷ lệ diện tích mặt nước nuôi và tổng diện tích đầu tư là 1:7 hoặc 1:8. Chi phí đầu tư 1ha là khoảng 1,2 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ít hơn.
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm tuần hoàn là có thể giúp người nuôi kiểm soát, né tránh được một số bệnh nguy hiểm thường gặp cho tôm. Nuôi được tại các vùng thiếu nước ngọt, hoặc tránh va chạm với các mô hình nuôi các loại thủy sản khác trong khu vực (như sò). Nguồn nước tuần hoàn có thể tái sử dụng nuôi liên tục 3 - 4 vụ tôm. Mức độ an toàn dịch bệnh cho ao nuôi cao hơn. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường bên ngoài. Tỷ lệ thành công của mô hình này từ 70 - 80%, tức bình quân 100 ao thì có 70 - 80 ao thành công. Tỷ lệ thành công 50%, người nuôi đã có lợi nhuận.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 24/03/2021
Cẩm Trúc
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:48 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:48 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:48 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:48 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:48 29/03/2024