Nuôi tôm cổ phần - được nhiều, thua ít

Sau kỳ thu hoạch vụ đông, dân nuôi tôm sắp bước vào mùa vụ mới và họ đang cùng nhau tương trợ để vượt qua vụ mùa được dự báo đầy rủi ro.

Nuôi tôm cổ phần - được nhiều, thua ít
Nhờ nuôi tôm theo hình thức cổ phần, người nuôi vừa có thu nhập, vừa đỡ gánh nặng thua lỗ

Công ty thu nhỏ

Vùng ven biển xã Vinh An (huyện Phú Vang) những ngày đầu xuân, nắng loang cả vùng cát. Hàng chục hồ tôm nơi đây “phơi mình”, chờ vụ nuôi mới.

Anh Lại Văn Hải (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc), người đứng tên và được coi là chủ của nhiều hồ tôm kể: “Vùng biển nơi đây có địa thế thuận lợi, năm trước, tôi cùng những người anh em mở hồ thả tôm tại đây. Song ngay vụ đông vừa rồi lỗ anh ạ”.

Mặc dù lỗ nhưng giọng anh Hải vẫn nhẹ tênh. Gần chục năm theo đuôi con tôm, chuyện lỗ lãi với anh Hải dường như quá thường. “Ngó lỗ rứa thôi chứ mỗi người “share” một ít cũng đỡ nỗi lo, ai nuôi tôm cũng nằm lòng câu “được xây nhà lầu, không thì ngủ hầm cầu”, Hải cười.

Vẻ mặt và câu nói của anh Hải khiến tôi ngạc nhiên và không hiểu chuyện. Lỗ nhưng không buồn, nuôi tôm mà có “share” của anh Hải là như thế nào?!. Anh uống ngụm trà rồi mang câu chuyện của bản thân ra giải thích.

Chuyện là, một thập kỷ trước, vì quá đam mê nghề nuôi tôm, anh Hải đánh liều cầm cố hết tài sản, thậm chí vay nóng đóng tiền vào một hộ nuôi tư nhân để lấy 10% cổ phần. Số cổ phần ấy tương đương với 500 triệu đồng, số tiền thời điểm ấy quả thực rất lớn. Chinh chiến qua nhiều vụ, “trời thương cho trúng”, cổ phần của anh tăng lên 20%.  Nhiều năm sau, khi đủ tiềm lực tài chính, anh tách để mở cơ sở riêng với hàng chục hồ tôm.

“Ai nhìn vào cũng thấy tui sở hữu nhiều hồ tôm, nhưng trong khu vực nuôi tôm của tui có nhiều cổ phần của anh em, bạn bè lắm, tôi chỉ chiếm khoảng 60% thôi, số còn lại mỗi người một ít”, anh Hải chia sẻ.

“Vậy cách tính cổ phần như thế nào?” – “Cổ phần nuôi tôm như kiểu kinh doanh của một công ty, người nào có cổ phần lớn nhất sẽ có quyền quyết định. Ví như một khu nuôi tôm khoảng 10 hồ nuôi, mỗi hồ sẽ được định giá 10%. Vì vậy, lúc tôm bị sự cố (lỗ - PV), trách nhiệm sẽ được chia sẻ với nhau. Vụ vừa rồi lỗ tiền giống, chi phí thức ăn nhưng mỗi người gánh một ít nên cũng đỡ đi phần nào”, Hải giải thích.

Hiện nay, theo người nuôi tôm, để đào một hồ nuôi khoảng chừng 1.800m2, “bèo” lắm cũng phải mất khoảng 600 triệu đồng. Số tiền đó chỉ là vốn đầu tư ban đầu chứ chưa tính đến giống và chi phí thức ăn sau khi đưa vào thả nuôi. Những năm trước, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu nở rộ, nhiều hộ gia đình chạy theo đuôi tôm, vay mượn ngân hàng, cầm cố nhà cửa cũng chỉ đủ để đầu tư một hồ nuôi. Không ít trong số đó sau vụ đầu tiên thất bại, hồ nuôi đành “đắp chiếu” vì không có kinh phí để tái đầu tư.

“Người nuôi tôm chừ khôn ngoan hơn, rất ít người “liều” nuôi một mình. Họ thường liên kết, góp vốn với nhau để mở hồ tôm. Tùy vào số tiền mà mở một hay hai hồ nuôi. Những người liên kết với nhau có thể là anh em trong một gia đình hoặc bạn bè thân thiết, tin tưởng lẫn nhau”, anh Lê Sáng, một chủ nuôi tôm ở xã Điền Hòa (huyện Phong Điền) cho hay.

Nuôi tôm là canh bạc lớn, không ít người đã lâm vào cảnh nợ nần. Bây giờ, nhiều người quyết định đi cùng nhau để thử thách “loại trò chơi” kinh tế này. Hồ Hoàng (xã Điền Hòa) quyết định hợp tác với bạn bè, người thân cùng đóng… cổ phần nuôi tôm.

Anh Hoàng phân tích: “Không chỉ tui mà hiện nhiều người khác cũng cùng nhau góp vốn đầu tư. Việc làm này không chỉ giúp vững mạnh về tài chính mà còn hỗ trợ tinh thần lẫn nhau. Nhiều người “liều”một mình bỏ vốn đầu tư, đến khi thua lỗ lâm vào cảnh nợ nần và khó xoay thêm nguồn vốn đầu tư cho các vụ tiếp theo.

Ví dụ, khi 3 người đầu tư một hồ nuôi với chi phí đầu tư “chết” gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị thì mỗi người đóng khoảng 200 triệu đồng, còn lại chỉ là tiền giống và các chí phí nhỏ khác. Giả sử sau vụ đầu lãi khoảng 1 tỷ đồng, mỗi người có hơn 300 triệu đồng, coi như thu hồi vốn; nếu lỗ thì chỉ lỗ tiền giống và chi phí thức ăn, số tiền đó chia 3 người cũng sẽ rất nhỏ và khả năng tái đầu tư khá dễ dàng”.

“Muốn đi xa phải đi cùng nhau”

Với hàng trăm hộ dân con tôm là sinh kế, không ít người đã giàu lên. Song chuyện lỗ lãi vẫn cứ dập dềnh như con nước. Đã có một thời, nếu ai đó trúng đậm, người nuôi tôm lại kháo nhau rằng, ông nọ, ông kia có bí quyết. Đến bây giờ cái bí quyết kia chẳng ai tỏ tường và dần lãng quên.

“Con tôm cũng như con người, lúc đau (dịch bệnh) cũng phải dùng đầy đủ các loại thuốc. Suy nghĩ đó với người nuôi tôm một thời là bí quyết. Nhưng nuôi tôm bấp bênh, nay lãi mai lỗ nên bí quyết cũng như gió thoảng mây bay”, một chủ hộ nuôi tôm ở xã Phong Hải (huyện Phong Điền) thổ lộ.

“Nuôi tôm không khăn gói đi các nơi học hỏi là cầm chắc lỗ. Anh em, bạn bè hay người cùng nghề phải tương trợ lẫn nhau”, anh Lại Văn Hải chắc nịch. Có lẽ đó là điều anh đúc rút được sau ngần ấy năm theo nghề.

Anh bảo, nuôi tôm chẳng có bí quyết gì ngoài việc nắm vững quy trình nuôi, thực hiện quy trình và linh động ứng xử trong mọi tình huống. Đến lúc này anh không nhớ hết bao nhiêu lần mình lang bạt khắp trong và ngoại tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, thậm chí có lần chỉ vì cách bố trí những máy sục khí ô xi cho tôm mà anh phải vào tận miền Tây để… học lỏm.

“Cùng một loại giống, cùng một quy trình nuôi và một loại thức ăn nhưng người này lãi, người kia lỗ. Do vậy, người nuôi lỗ cần xem lại cách xử lý tình huống trong quá trình nuôi. Nuôi tôm thời nay không như trước, người nuôi tôm cần chia sẻ với nhau về kinh nghiệm cũng như cách chăm sóc tôm bởi đây là loại thủy sản mẫn cảm với môi trường và sự thay đổi của thời tiết. Tùy những khu vực nuôi khác nhau mà có những cách xử lý khác nhau. Chính điều đó khiến cho việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau rất quan trọng”, Hải đúc rút.

Chuyện hùn vốn nuôi tôm thực ra không mới, khoảng thời gian sau năm 2000, nhiều hộ nuôi tôm ở huyện Phong Điền đã liên kết với nhau tạo nên những vùng nuôi chuyên biệt. Chính điều đó giúp chi phí đầu tư giảm hẳn. Song, “đóng cổ phần” lại với nhau không phải lúc nào cũng thuận lợi. Năm 2015, một nhóm hộ cùng nhau góp vốn nuôi tôm tại xã Điền Môn (huyện Phong Điền) xảy ra xung đột về tài sản khiến các cơ quan chức năng phải can thiệp.

“Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm trên cát, mô hình này khá phổ biến. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất cộng đồng, có khá nhiều ưu điểm. Ví như cùng nhau sử dụng chung một hệ thống xử lý chất thải, hay những đường ống đấu nối với nguồn nước biển sẽ giảm chi phí đầu tư. Song muốn thành công phải có một định hướng, cách làm chung, mang tính tập thể. Đồng thời, có người cầm trịch rõ ràng để tránh xung đột. Ở một cấp độ cao hơn, việc liên kết sản xuất sẽ hình thành nên hợp tác xã và có những quy định rõ ràng, minh bạch”, bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh nhận định.

Theo anh Hải, vận hành hệ thống nuôi chung cần phải rõ ràng minh bạch, mỗi người được phân mỗi việc với mục đích cuối cùng là thành công, mang lại lợi nhuận; cùng nhau đầu tư sẽ san sẻ về mặt tài chính, kiến thức hay động viên nhau lúc tôm “trái gió trở trời”.

“Tui ngày trước cũng nhờ được đóng cổ phần nuôi tôm nên có ngày hôm nay. Thời buổi hiện nay, không nhiều người có sẵn tiền tỷ để đầu tư, việc liên kết đầu tư sẽ cùng giúp nhau phát triển. Tại cơ sở nuôi tôm của tôi, có nhiều thanh niên cùng làng đóng cổ phần với mong muốn phát triển kinh tế, người ít 5%, nhiều thì 10-20%. Nuôi tôm cổ phần như là cách tương trợ, giúp thỏa mãn một đam mê chung. Đây là cách phát triển bền và chắc”, anh Hải bày tỏ.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 25/02/2019
Quỳnh Viên
Nuôi trồng

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:52 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:52 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:52 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:52 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:52 20/04/2024