Virus và địa giới hành chính

Đón nhận thông tin các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ giảm mức giãn cách xã hội, gần 20 triệu người dân và doanh nghiệp vùng châu thổ này ai cũng vui.

chốt kiểm soát
Chốt kiểm soát dịch ở Vĩnh Long. Ảnh: Báo CAND.

Họ vui vì sau hơn 2 tháng "ở yên trong nhà" tù túng nay được ra đường đi lại, mở ra cơ hội để nối lại sản xuất, hy vọng thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ vì nợ nần. 

Thế nhưng, thực tế "mở cửa" vẫn vướng bởi tình trạng mỗi địa phương áp dụng một kiểu khác nhau, khiến người dân và doanh nghiệp không biết đâu mà lần.

Anh N.P., công tác ở một công ty chế biến xuất khẩu thủy sản tại Cần Thơ, cho biết gia đình có nuôi cá tra ở Vĩnh Long và Sóc Trăng nhưng suốt hơn 2 tháng giãn cách không qua thăm nom thu hoạch được, hiện cá đã quá lứa. 

Nghe tin Cần Thơ, Vĩnh Long và Sóc Trăng đã nới lỏng giãn cách, cả nhà ai cũng vui nên định qua thu hoạch, nhưng anh vẫn không thể đi do Cần Thơ quy định ra khỏi thành phố phải được sự đồng ý của chính quyền quận, huyện.

Tương tự, người dân An Giang muốn qua tỉnh giáp ranh Đồng Tháp làm ăn dù đã tiêm hai mũi vắc xin, có giấy đi đường và giấy xét nghiệm âm tính nhưng một số huyện thuộc Đồng Tháp còn buộc phải test lại thêm một lần nữa, đến mức ông Trần Anh Thư - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đã phải thốt lên "không lẽ con virus này nó biết phân biệt địa giới hành chính hay sao mà cứ mỗi địa phương áp dụng mỗi kiểu thế này?".

Không chỉ khu vực miền Tây mà miền Trung cũng vướng, người dân "vùng xanh" có giấy xét nghiệm âm tính được phép rời Đà Nẵng nhưng khi về Quảng Nam bị chặn lại với lý do chờ hướng dẫn của tỉnh khiến đi không được mà ở lại cũng không xong. 

Xa tít tận biên giới phía Bắc, doanh nghiệp vận tải vào Quảng Ninh cũng kêu trời khi địa phương này đẻ ra quy định lái xe và phụ xe tải, xe container chở hàng hóa vào tỉnh này phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính trong 48 giờ, ngoài ra nếu đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái thì khi vào cửa ngõ thành phố Móng Cái còn phải test nhanh và khi rời khỏi tỉnh cũng phải xét nghiệm RT-PCR.

Mở cửa dần để người dân, doanh nghiệp làm ăn là việc phải làm chứ không còn bàn cãi nữa. Thủ tướng Chính phủ đã phát đi thông điệp rất mạnh mẽ: phải chuyển từ "không COVID" sang "thích ứng an toàn", nơi nào dịch ổn thì phải mở ra để thúc đẩy phát triển kinh tế, đi liền là các địa phương không được đặt ra các quy định và giấy phép con cản trở người dân, sản xuất lưu thông hàng hóa. 

Vì vậy, những mắc mứu ở nơi này, nơi kia trong thời gian qua đang cản trở sự liên thông giữa các tỉnh thành cần sớm được gỡ bỏ. Nền kinh tế không thể phục hồi nhanh khi giao thương nội vùng và liên vùng chưa được nối kết thông suốt. 

Nhà máy, nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu đều không cùng nằm ở một tỉnh, trong khi mỗi tỉnh có một quy định riêng mà nếu chưa gỡ được thì tái sản xuất mới chỉ là khởi động mà thôi.

Dịch bệnh chưa hết, cần phải chú trọng an toàn để sản xuất, không chủ quan, vì thế để chống dịch tốt và mở cửa sản xuất an toàn thì ngành y tế cần nhanh chóng ban hành bộ quy tắc chỉ dẫn cụ thể những điều được làm, những điều cần hạn chế trong phòng dịch và mở cửa kinh tế để người dân, chính quyền các địa phương áp dụng thống nhất. 

Cũng cần có một nhạc trưởng đủ thực quyền cầm trịch điều hành việc phòng chống dịch và mở cửa sản xuất, bởi nếu không sẽ lặp lại chuyện "sợ trách nhiệm" cực đoan, co thủ cho an toàn, rồi mỗi nơi áp dụng một kiểu sẽ không thể có chiến lược phát triển kinh tế trong bình thường mới.

Virus không biết phân biệt địa giới hành chính, do đó các địa phương không thể phân biệt địa giới hành chính như vậy, trái với chủ trương từ Chính phủ và cản trở việc phục hồi trở về với bình thường mới.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 28/09/2021
Hoàng Trí Dũng
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025

Bình Định đẩy mạnh tăng cường công tác chống khai thác IUU

Ngày 08/3/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Thông báo số 90/TB-UBND ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về triển khai các biện pháp chống khai thác IUU tỉnh Bình Định.

Tàu thuyền
• 10:29 13/03/2025

Bình Định phê duyệt 42 tàu cá đủ điều kiện khai thác thủy sản trên các vùng biển xa

Tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 21/02/2025 phê duyệt danh sách tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đợt 02 năm 2025).

Tàu cá
• 09:28 11/03/2025

Những bệnh thường gặp ở dòng cá Ranchu

Cá Ranchu là loài cá vốn được mệnh danh là "vua của cá vàng" - sở hữu vẻ đẹp độc đáo nhưng lại khá nhạy cảm, dễ mắc một số bệnh nếu môi trường nuôi không đảm bảo. Việc hiểu rõ những bệnh thường gặp và cách phòng tránh là điều vô cùng quan trọng đối với người chơi cá cảnh.

Cá ranchu
• 13:44 27/03/2025

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 13:44 27/03/2025

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 13:44 27/03/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 13:44 27/03/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 13:44 27/03/2025
Some text some message..