Nước biển xâm thực - nỗi lo mùa mưa bão
Tác giả: ANTV | Đóng góp bởi: BT
07-10-2015 | duynhut | 1233 | Báo hỏng
Theo dõi kênh
Người dân ven biển phường Hòa Hiệp Bắc (Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hơn ba năm nay luôn phải sống trong cảnh bất an, lo sợ vì tình trạng nước biển xâm lấn, mà chưa có giải pháp nào để tháo gỡ. Đặc biệt hơn, thời điểm này đã bắt đầu vào mùa mưa bão. Tính mạng và tài sản của những hộ dân nơi đây đang được đặt trong tình trạng báo động.Tại khu vực nhà ở của hơn 60 hộ dân phường Hòa Hiệp Bắc, thành phố Đà Nẵng mặc dù thủy triều chưa lên song sân nhà chỉ còn cách mép nước khoảng 9 đến 10m. Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, biển đã xâm thực vào đất liền hơn 30m suốt dọc chiều dài gần 600m bờ biển khu vực này.Nước biển liên tục xoáy vào đất liền hút đất hút cát và hút cả hoa màu của người dân
Bà Lê Thị Hải – người dân ven biển phường Hòa Hiệp Bắc cho biết cây trước nhiều lắm, cây thông với bạc hà là nhiều lắm. Cây bữa ni cô trồng là ra ngoài tê lận. Nhưng mà toàn bộ là đi hết rồi, bay gốc hết. Còn cái bờ người ta làm đây này. Hắn cũng bay cả cái bờ ni luôn.
Ông Nguyễn Bá Lưỡng - Bí thư chi bộ phưởng Hòa Hiệp Bắc chia sẻ nó đã cuốn trôi tất cả là 12 hàng dừa, của nhà nước, của dân và của gia đình trồng. Cây cối ven biển đó, nó trôi bay, giờ là không còn tăm tích gì nữa.
Mùa vụ thất bát, sóng biển thường xuyên đe dọa tính mạng. Rất nhiều gia đình đã bỏ nhà cửa để tìm cho mình một nơi trú chân an toàn. Còn những gia đình không có điều kiện thì đây được xem là biện pháp tối ưu mỗi khi nước biển dâng cao.
Được biết người dân nơi đây là nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương và tại đây cũng đã có nhiều đoàn công tác đến đo đạc và thiết kế xây dựng kè biển cho người dân. Thế nhưng sau nhiều tháng ngày chờ đợi kết quả vẫn là con số không trong khi mùa mưa bão thì đã chính thức bắt đầu.
Ông Nguyễn Bá Lưỡng - Bí thư chi bộ phưởng Hòa Hiệp Bắc cho biết lãnh đạo các cấp chính quyền của phường và quận không phải không có trách nhiệm nhưng mà khả năng cũng chỉ đề xuất thôi. Nhân dân cũng mong mỏi là cấp trên, TƯ chỉ đạo làm thế nào cho càng sớm càng tốt, để đỡ thiệt hại thôi. Mà khu vực này khi mà đã sóng lên thì có thể nguy hiểm đến cả đường sắt, vì nhà dân ở sát đường sắt rồi từ trước tháng 10 này đấy, trong hang 4 tháng 5, dân đã lo lắng, đã đề nghị rồi. Thì mong muốn của tôi cũng như là bà con đó là ở trên có biện pháp gì. Làm kè bây giờ xây không kịp rồi. Có biện pháp gì để hỗ trợ và phòng tránh cho dân. Mình không nói đến tài sản, nhà của nhưng nói về tính mạng của nhân dân.
Bình luận