Bệnh hoại tử thần kinh
Viral nervous necrosis
Nguyên nhân
Gây bệnh là vi rút Betanodavirus hình cầu, đường kính là 26-32nm. Acid nhân là ARN. Virus ký sinh trong tế bào chất của tế bào thần kinh trong não và trong võng mạc mắt.
Betaodavirus nuôi cấy từ não cá song bệnh (nhuộm âm, ảnh KHVĐT, thước đo 60nm)
Triệu chứng
Bệnh VNN là bệnh cấp tính xuất hiện từ trại ương giống. Ấu trùng (từ 10-25ngày tuổi) hoặc cá giống bỏ ăn, cá chết rải rác, bơi lờ đờ trên tầng mặt do bóng hơi trương phồng. Có sự xung huyết trong não mà có thể nhìn thấy được. Cá nhiễm bệnh bơi không bình thường, bơi lội mạnh không định hướng, đầu chúc xuống dưới.
Nhìn bên trên bóng hơi trương phồng và não xuất huyết rõ ràng nhìn thấy bằng mắt thường qua da của cá hương nhỏ
Bệnh cấp tính hoặc thứ cấp tính trong cá mú hương và cá mới nuôi lồng có dấu hiệu giống nhau. Cá chết và hấp hối hầu hết bóng hơi trương phồng. Cá bơi lội hỗn loạn không định hướng, hàm dưới có vết hoại tử do chà sát với lưới. Nhiều cá có màu đen và thường bơi chậm chạp. Triệu tăng dần khi quần đàn đã nhiễm bệnh.
Cá song bệnh bơi quay tròn
Trong lồng cá lớn (>150g) bị bệnh VNN có ít triệu chứng hơn và tỷ lệ chết giảm. cá thường chuyển màu đen (tối) và bơi chậm chạp với bóng hơi trương phồng và có thể hoặc không có vết bệnh ở đầu. Giải phẫu cơ quan nội tạng bình thường và ruột không có thức ăn.
Cá dưới 20 ngày tuổi bệnh không có dấu hiệu rõ. Cá sau 20-45 ngày tuổi dấu hiệu bệnh cá yếu bơi gần tầng mặt. Cá từ 45 ngày đến 4 tháng tuổi khi bị bệnh bơi không định hướng (bơi quay tròn hoặc xoáy chôn ốc), kém ăn hoặc bỏ ăn, thân đen xám, đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu đen, mắt đục (hình 48) hoặc bóng hơi phồng ra. Cá bệnh hoạt động yếu đầu treo trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể hoặc đáy lồng. Cá chết sau 3-5 ngày có dấu hiệu bệnh. Mô bệnh học: tổ chức não và mắt xuất hiện nhiều không bào màu trắng và xám, đường kính 5-10μm.
Phân bố
Bệnh đã phát hiện ít nhất là 30 loài cá biển và đặc biệt thường gặp ở cá nuôi lồng như cá song điểm đai (Epinephelus malabaricus)- Thái Lan; cá song mỡ (E. tauvina)- Singapore; cá song vân mây (E.moara) và cá song chấm đỏ (E. akaara)- Nhật Bản; cá song bảy sọc (E. septemfasciatus)- Hàn Quốc, Nhật Bản; cá song lưng gù (Cromileptes altivelis)- Indonesia. Tỷ lệ chết 70-100% ở cá hương 2,5-4,0cm, khi cá lớn (15cm) tỷ lệ chết giảm còn 20%. ở Việt Nam các loài cá song (Epinephelus spp) nuôi lồng trên vịnh Hạ Long thường gặp bệnh hoại tử thần kinh, kết quả điều tra ở huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (2002) có số lồng bị bệnh. Bệnh phát từ tháng 5-10, đặc biệt khi mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp bệnh phát triển 25-300C.
Phòng trị
- Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, không để cho cá sốc vì các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi.
- Thả giống có địa chỉ đảm bảo không nhiễm bệnh vi rút.
- Cho cá ăn thức ăn dinh dưỡng tốt, không cho thức ăn tươi sống cần nấu chín. Mùa phát bệnh cho ăn thêm vitamin C liều lượng 20-30mg/kg cá/ngày, mỗi tháng cho ăn một đợt từ 7-10 ngày.