Bệnh phồng rộp trên cá mú mè do Iridovirus
Cá mú hay còn gọi là cá song có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, là đặc sản được tiêu thụ tại các nhà hàng ở dạng cá sống và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao…
Với những giá trị kinh tế mang lại cao, ngày nay nghề nuôi ngày càng phát triển tại các vùng biển ở nước ta. Kéo theo đó là công tác quản lý và phòng trị bệnh dịch trên cá mú ngày càng được chú trọng. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày các nội dung xoay quanh công tác quản lý, phát hiện và phòng trị bệnh phồng rôp do virus Iridosvirus gây ra.
Nguyên nhân
Iridovirus là một nhóm các mầm bệnh virus mới nổi gây nhiễm trùng ở nhiều vùng biển. Ủy ban Quốc tế về phân loại virus đã phân loại họ Iridoviridae thành bốn chi là: Iridovirus, Cloriridovirus, Ranavirus và L lymphocystillin.
Một cụm Iridovirus do máy tính điện tử (TEM micrograph) chụp lại.
Dẫn nguồn từ FAO, cho thấy virus Iridovirus GIV-2 là tác nhân chính gây bệnh phồng rộp trên cá mú mè (cá mú đen chấm nâu, cá mú chấm gai hay cá mú đốm cam, tên khoa học Epinephelus coioides). Theo ghi nhận, hiện nay vẫn chưa có nhiều mô tả cụ thể loại virus này.
Triệu chứng
Cá mú nhiễm bệnh có các biểu hiện như: viêm cục bộ nghiêm trọng ở lớp biểu bì và lớp hạ bì; lớp hạ bì bị hoại tử, có chứa dịch tiết và thâm nhiễm xuất huyết. Virus có thể được nhìn thấy ở gan, lá lách, thận và các mô tổn thương của cá bị nhiễm bệnh.
Cá mú bệnh biểu hiện viêm và xuất huyết cục bộ.
Nhiễm trùng do virus Iridovirus GIV-2 gây ra dẫn đến tử vong với tỷ lệ từ 30 - 80% trong vòng một tháng. Thí nghiệm gây bệnh cho thấy các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ tử vong xảy ra trong vòng 5 ngày sau khi tiếp xúc với virus và có thể đạt 100% trong vòng 10 ngày. Mật độ thả cao có thể khiến cá dễ mắc bệnh hơn.
Phân bố
Bệnh phồng rộp do virus Iridovirus GIV-2 gây ra được ghi nhận tại nhiều vùng nuôi cá mú trên thế giới như; Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam…
Phòng trị
Chưa có phương pháp nào được đề xuất tối ưu nhất để trị bệnh cho cá nhiễm virus. Tuy nhiên, người nuôi cần kịp thời phát hiện cá nhiễm bệnh, và cách ly kịp thời, có biện pháp cải tạo lại môi trường, vệ sinh lồng bè; đã có nghiên cứu cho thấy virus rất nhạy cảm với chloroform và nhiệt, song việc điều trị này cần tham vần ý kiến của các chuyên gia về thú y và thủy sản.
Quá trình nuôi, để phòng bệnh người nuôi cần quan tâm đến việc lựa chọn nguồn giống tốt, mật độ nuôi thích hợp, công tác quản lý vệ sinh môi trường nuôi, định kỳ vệ sinh lồng bè, đảm bảo chế độ ăn hợp lý, có thể bổ sung vitamin C vào thức ăn để cá tăng cường sức đề kháng khi nghi nhiễm.
Tài liệu tham khảo
1. Cultured Aquatic Species Information Programme. Epinephelus coioides (Hamilton, 1822). Fisheries and Aquaculture Department, Food and Agriculture Organization of the United Nations.
2. Nagasawa, K. and E. R. Cruz-Lacierda (eds.) 2004. Diseases of cultured groupers. Southeast Asian Fisheries Development Center, Aquaculture Department, Iloilo, Philippines. 81 p.